Đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy có bị phạt không?

bởi NguyenThiLanAnh
Đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy, có bị phạt?

Khi tham gia giao thông, người điều kiển phương tiện cần tuân thủ các quy định nhất định. Theo đó, trường hợp đeo tai nghe khi điều khiển xe máy là hành vi không được phép và có thể bị phạt hành chính. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng Google Maps để chỉ đường, nhiều lái xe vẫn lựa chọn đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện. Vậy hành vi đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy bị phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy có bị phạt không?

Theo điểm c khoản 3 điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Theo điểm h khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng) với người đang điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô; điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì trường hợp bạn đang điều khiển xe máy mà đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng.

Căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), mức tiền phạt cụ thể đối với vi phạm nêu trên là 900.000 đồng (mức trung bình của khung tiền phạt); nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống; nhưng không được thấp hơn 800.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên; nhưng không được vượt quá một triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên thì người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng; theo điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô có bị phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người điều khiển xe ô tô sử dụng tai nghe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thuộc về:

Đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy, có bị phạt?
Thẩm quyền xử phạt hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Mất biên bản xử phạt vi phạm có lấy được bằng lái xe không?

Theo quy định tại Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012 thì:

  • Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; Trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ;
  • Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại; hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ; thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
  • Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng; người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký; thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Theo đó, trong trường hợp khi lập biên bản xử phạt vi phạm đeo tai nghe khi tham gia giao thông thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản còn 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ. Do đó, nếu bị mất biên bản người vi phạm tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc không có biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy, có bị phạt?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông; hay tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.

Chở quá số người theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
………
b, Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

Cảnh sát giao thông có được đánh người vi phạm giao thông không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông, không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ.
Trường hợp người vi phạm mà chống đối thì Cảnh sat giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính; chứ không được phép đánh người vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm