Di chúc là gì? Những yêu cầu để di chúc có hiệu lực?

bởi Quỳnh
Di chúc là gì? Những yêu cầu để di chúc có hiệu lực?

Con người cho dù sinh ra trong hoàn cảnh nào; giàu sang hay nghèo đói; đến cuối cùng cũng không tránh khỏi cái chết; trong khi đó tài sản của họ vẫn để lại cho người còn sống. Chính bởi vậy, nhiều người trước khi mất đã lập di chúc để thực hiện các quyền đối với tài sản của mình; và tránh được việc tranh chấp về tài sản giữa những người thân của mình. Vậy di chúc là gì? một bản di chúc cần những điều kiện gì để có hiệu lực? Hãy cùng Bộ phận hỏi đáp luật thừa kế của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Di chúc là gì?

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết“.

Theo quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:

  • Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
  • Mục đích là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;
  • Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

Xem thêm: Cách viết di chúc như thế nào?

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống; theo quyết định của người đó trước khi chết. Nội dung cơ bản bao gồm chỉ định người thừa kế, phân chia tài sản…

https://www.youtube.com/watch?v=-Mn1GFLa6Mk

Những yêu cầu để di chúc có hiệu lực?

1. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể:

Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc; nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về nội dung, họ được toàn quyền quyết định.

2. Người lập di chúc tự nguyện:

Tại điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Người lập di chúc phải tự nguyện; minh mẫn; sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Trường hợp bị cưỡng ép (về thể chất hoặc tinh thần); đe dọa; hoặc bị lừa dối thì di chúc đó không có hiệu lực pháp luật.

3. Nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội:

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; phân định di sản;… Những nội dung này phải phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 631 và không trái đạo đức xã hội.

4. Hình thức không trái quy định của pháp luật:

Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế; là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được thừa kế. Vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định.

Có 2 loại hình thức đó là:

  • Hình thức văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận; hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hình thức miệng: Toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói.

Xem thêm: Di chúc miệng có hiệu lực khi nào?

Có thể thấy, một di chúc chỉ có hiệu lực khi nó hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc lập di chúc đều có những yêu cầu nhất định về mặt nội dung, chủ thể và hình thức. Tuy nhiên, dù theo hình thức nào thì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế – thời điểm người lập di chúc chết.

Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?

Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định:

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Đồng thời, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Ngoài ra, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc; nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Trong đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

– Thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản: 30 năm; động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

– Thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

– Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Từ những quy định trên có thể thấy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết; và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế. Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.

Hi vọng rằng bài viết “di chúc là gì? những yêu cầu để di chúc có hiệu lực” của Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Di chúc là gì?” answer-0=”Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết“. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Có mấy loại di chúc?” answer-1=”Di chúc bằng văn bản (có người làm chứng, không người làm chứng, công chứng, chứng thực) & di chúc miệng” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?” answer-2=”Thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản: 30 năm; động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm