Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?

bởi Tình
Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?

Xin chào Luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Sắp tới tôi phải đi làm căn cước công dân gắn chíp vì chứng minh nhân dân của tôi đã hết hạn. Do lần đầu thực hiện thủ tục này nên tôi không biết đi làm căn cước công dân cần mang những giấy tờ gì? Tôi rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?” như sau:

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Thẻ căn cước công dân được hiểu đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam; trong đó có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân; về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của một cá nhân; và do Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư cấp. Thẻ căn cước công dân là một giấy tờ tùy thân không thể thiếu đối với mỗi công dân Việt Nam; khi từ đủ 14 tuổi trở lên.Có thể thay thế chứng minh thư nhân dân. Đây là một hình thức mới để thay thế cho chứng minh thư nhân dân trước đó, có hiệu lực từ năm 2016. Mã số in trên thẻ Căn cước công dân sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi tên căn cước công dân hay đổi thông tin Hộ khẩu thường trú.

Thông tin trên thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân được cấp có chứa các nội dung thông tin sau đây:

Mặt trước thẻ

+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;

+ Dòng chữ “Căn cước công dân”;

+ Ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú;

+ Ngày, tháng, năm hết hạn.

Mặt sau thẻ

+ Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;

+ Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ;

Ngày, tháng, năm cấp thẻ;

+ Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?

Căn cứ Điều 12 Thông tư số 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân như sau:

Đổi từ Chứng minh nhân dân qua Căn cước công dân gắn chíp

Đối với người đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND) qua Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp cần mang theo:

+) CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.

+) Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

(Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu)

Đổi từ căn cước công dân mã vạch qua căn cước công dân gắn chíp

Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp:

Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:

+) CCCD mã vạch đã được cấp.

+) Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp nào phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ Căn cước công dân gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang Căn cước công dân có gắn chip.

Theo quy định của pháp luật, chỉ có những người có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại Căn cước công dân gắn chip.

Trường hợp đổi và xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp mới

Căn cứ quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?
Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?

Trường hợp đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chíp

Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Bị mất Chứng minh nhân dân.

Khi Căn cước công dân gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đi làm căn cước công dân cần mang những gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thành lập công ty tnhh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mã số căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào?

Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên. 
Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau: 
03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Căn cước công dân cấp ở đâu?

Căn cứ mẫu thẻ Căn cước công dân của Bộ Công an và cách hiểu thông thường, thông tin trên con dấu ở mặt sau thẻ Căn cước công dân chính là nơi cấp thẻ Căn cước công dân đó. Vì thế:
– Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư.
– Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Quy định về thời hạn đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân?

Điều 25 Luật CCCD quy định Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý CCCD phải đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:
Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm