Xin chào Luật sư X, tôi có một thắc mắc rất mong được tư vấn. Ông bà nội tôi có để lại cho các con mảnh đất trên đó có căn nhà cấp 4 để sau này thờ cúng các cụ. Ông bà nội tôi có 4 người con gồm 3 đứa con trai và 1 đứa con gái. Sau khi ông bà nội tôi mất đi không để lại di chúc. Bố mẹ và các cô chú tôi thống nhất; và lập văn bản thỏa thuận để chú hai đứng tên mảnh đất đó; lo việc thờ cúng các cụ và không được chuyển quyền sử dụng đất cho người ngoài. Nhưng hiện nay chú tôi đã bán cho người ngoài. Vậy việc chú tôi bán di sản dùng để thờ cúng có vi phạm pháp luật không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật thừa kế của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Luật Công chứng năm 2014.
Nội dung tư vấn
Di sản thừa kế là gì?
Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự quy định:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết; quyền về tài sản của người đó.
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu; hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung; thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước; hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
Các trường hợp di sản dùng để thờ cúng
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự thì:
– Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng; thì phần di sản đó không được chia thừa kế; và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc; hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế; thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
– Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
– Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết; thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó; trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
– Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó; thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Di sản dùng để thờ cúng có thể bán cho người khác hay không?
Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, việc để chú hai của bạn đứng tên mảnh đất; lo việc thờ cúng các cụ; và không được chuyển quyền sử dụng đất cho người ngoài có lập văn bản thỏa thuận. Do đó, căn cứ tại Khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.”
Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng văn bản; ghi nhận sự thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản này, 4 người con của ông bà bạn được quyền thỏa thuận giao một phần; hoặc toàn bộ di sản để lại dùng vào việc thờ cúng.
Do ông bà bạn không để lại di chúc; nên các con của ông bà có quyền chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng; việc chỉ định này đã được thể hiện trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản; nên hoàn toàn đúng pháp luật.
Việc chú hai của bạn không thực hiện theo văn bản thỏa thuận; và đã bán mảnh đất này cho người khác; nên bố mẹ và các cô chú của bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án; yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chú hai bạn là vô hiệu; do vi phạm điều cấm của luật.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Di chúc có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 thì hình thức của di chúc được quy định cụ thể như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì di chúc có thể được thành lập dưới hình thức là văn bản hoặc di chúc miệng. Trong đó: – Di chúc bằng văn bản bao gồm: + Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. + Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. + Di chúc bằng văn bản có công chứng. + Di chúc bằng văn bản có chứng thực. – Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Những chủ thể không được tiến hành công chứng, chứng thực di chúc là ai?” answer-0=”Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: – Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. – Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. – Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế bắt đầu khi nào?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định cụ thể như sau: Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015. Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: – Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; + Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015. – Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. – Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]