Theo thống kê, không ít các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ nguyên nhân người điều khiển phương tiện xe vi phạm về nồng độ cồn gây ảnh hưởng đến tầm nhìn quan sát và giảm khả năng phán đoán dẫn đến gặp sự cố khi lái xe. Lái xe sau khi uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng và khi người lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt rất nặng. Vậy đi xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay các thông tin quy định về đi xe máy có nồng độ cồn sẽ bị xử lý ra sao theo luật định. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn có bị tịch thu xe?
Tạm giữ xe (hay còn gọi là biện pháp tạm giữ phương tiện) là một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Việc điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có nồng độ cồn là hành vi vô cùng nguy hiểm, có khả năng cao gây tai nạn tai nạn giao thông nên tài xế vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ xe để hạn chế gây hậu quả nghiêm trọng cho người và các phương tiện tham gia giao thông khác.
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm về nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm.
Đồng thời
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
Như vậy, theo quy định nêu trên, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.
Đi xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu theo quy định?
Đi xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu theo quy định?
Thực tế, khi nồng độ % trong máu tăng cao xuất phát từ việc uống rượu bia, chất kích thích,… Nồng độ cồn càng cao, khả năng lái xe an toàn càng giảm đi và nguy cơ tai nạn giao thông càng tăng lên. Để hạn chế những rủi ro, tai nạn khi tham gia giao thông đường bộ, Nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân không nên sử dụng rượu bia trước khi lái xe, nếu đã uống rượu bia thì không lái xe. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ban hành những nội đung quy định xử lý nghiêm ngặt đối với hành vi không tuân thủ luật giao thông đường bộ, trong đó về quy định xử phạt nồng độ cồn đối với phương tiện xe máy, cụ thể là:
Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy được quy định như sau:
(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
Mức phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Mức phạt tiền: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho người khác thì người tham gia giao thông không được phép uống rượu bia, hay dùng chất kích thích làm tăng nồng độ cồn trong máu để không bị xử phạt theo khung hình phạt trên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mức phạt lỗi đi vào đường cấm xe máy mới năm 2023
- Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lỗi không mang bằng lái ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đi xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu theo quy định?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ có nghĩa vụ nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
Trong đó, thời gian tạm giữ đối với phương tiện thường là 7 ngày (theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Vì vậy, bạn phải đến nhận xe theo đúng thời hạn được quy định. Nếu quá thời hạn mà không đến lấy xe, xe máy của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP như sau:
– Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ;
– Hết 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi bị ra quyết định tịch thu, phương tiện được xác lập quyền sở hữu toàn dân và được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan.
Căn cứ theo điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi điều khiển xe máy chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt như sau:
(1) Chở theo 02 người trên xe
Mức phạt tiền: Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
Lưu ý: Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, chở trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt.
(2) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe
Mức phạt tiền: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, hành vi chạy xe máy tống 3 (01 người chạy xe chở theo 02 người) có thể bị xử phạt cao nhất lên đến 400.000 đồng và thấp nhất là 300.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe máy chở thêm từ 03 người thì mức phạt tiền sẽ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đồng thời, theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt nguội là một hình thức xử lý các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera an ninh được lắp trên các tuyến đường. Thông tin và hình ảnh vi phạm sẽ được camera ghi lại và gửi về trung tâm xử lý để truy xuất thông tiên đối tượng vi phạm. Sau đó, giấy phạt sẽ được gửi về địa chỉ của đối tượng vi phạm luật.
Trên trang thông tin tra cứu của cảnh sát giao thông hiện nay, có 3 loại phương tiện áp dụng hình thức phạt nguội: xe ô tô, xe máy và xe đạp điện. Như vậy, xe máy cũng bị phạt nguội như ô tô.