Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu theo quy định 2023?

bởi MinhThu
Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu

Vấn đề ách tắc giao thông vẫn luôn là vấn đề mà người dân khó tránh khỏi mỗi khi lưu thông trên đường. Mọi người luôn tìm cách làm thế nào để đi được nhanh nhất, đi thuận lợi nhất. Có nhiều cách như đi đường tắc, đường vong, nhưng có một cách được coi là vi phạm luật giao thông mà ít ai biết và để ý. Đó là việc đi trên vỉa hè. Vậy đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu? Bị xử phạt như thế nào?

Bì viết sau đây sẽ giải đáp những vấn đề xoay quanh vấn đề đi xe trên vỉa hè. Luật sư X hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ

Quy định về vỉa hè

Vỉa hè là phần dọc theo 02 bên đường khoảng trống giữa đường; với các hộ dân liền kề hoặc những công trình gần đường; thường được lát gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ; một số nơi cho phép sử dụng một phần vỉa hè để đỗ xe máy; xe đạp, ô tô tạm thời (vỉa hè hay còn gọi là lề đường, hè phố).

Theo quy định về pháp luật giao thông đường bộ; vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông; việc thực hiện các hoạt động khác trên đường phố phải theo quy định; tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Đối với những trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa hè; lòng đường vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông và việc sử dụng vào mục đích khác này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng.

Đối với quy định của pháp luật về chiều rộng vỉa hè, hiện nay tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT quy định về việc ban hành “hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” Theo đó, vỉa hè tối thiểu được quy định dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp độ khác nhau.

Có được phép đi xe trên vỉa hè không?

Người điều khiển phương tiện cụ thể là xe máy phải chấp hành về phần đường và làn đường khi tham gia giao thông. Như các bạn đã biết thì xe máy sẽ đi phần đường được phép của xe gắn máy còn người đi bộ sẽ được đi ở những làn đường đi bộ nhất định. Vỉa hè là nơi người đi bộ lưu thông và đây là nơi mà xe gắn máy không được phép xâm phạm. Điều này được cụ thể hóa tại Luật giao thông đường bộ năm 2008:

Điều 9. Quy tắc chung

  1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
  2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Lề đường, hè phố là nơi dành cho người đi bộ. Do đó khi lái xe máy trên vỉa hè là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu
Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu

Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng).
Ngoài ra, ô tô điều khiển xe đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ quy định Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về mức xử phạt đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), mô tô và các loại xe tương tự mô tô vi phạm các quy tắc giao thông sau:

  1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Nộp phạt lỗi đi xe trên vỉa hè ở đâu?

Theo quy định tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP, Khoản 1, điều 10 và quy định 97/2017/NĐ-CP, Khoản 16, điều 1. Người, tổ chức vi phạm giao thông phải nộp phạt bằng một trong các hình thức sau: các cách sau:

Nộp trực tiếp cho Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước xác định thu số tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

Ngoài ra, có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu?”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như thành lập công ty Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Dắt xe máy trên vỉa hè có bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện nay?

Vỉa hè là lối đi riêng cho người đi bộ, nhưng không có biển báo hiệu cấm dắt xe. Do đó, việc dắt xe trên vỉa hè không vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ nên không thể xử phạt vi phạm hành chính hành vi này.

Đỗ xe máy đi trên vỉa hè bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ–CP quy định :
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;”

Đi xe máy điện trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Người điều khiển xe máy điện đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm