Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ trọn gói năm 2022

bởi Trúc Hà
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ năm trọn gói năm 2022

Chào Luật sư X, tôi có một người bạn tốt nghiệp chuyên ngành văn học và hiện đang là một nhà văn viết truyện ngắn. Gần đây bạn tôi có sáng tác một tập truyện ngắn đăng trên các diễn đàn thì được sự đón nhận rất nhiệt tình từ độc giả. Hiện tại bạn tôi muốn đăng ký bản quyền cho tác phẩm này để chuẩn bị xuất bản nhưng bạn tôi chưa biết việc thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào. Cho tôi hỏi dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ thực hiện như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Sở hữu trí tuệ là gì?

Trí tuệ được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, là năng lực riêng có của con người. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Theo đó, Sở hữu trí tuệ được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

– Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

– Quyền sở hữu công nghiệp;

– Quyền đối với giống cây trồng.

Các biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay

Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

– Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;

– Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;

– Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;

– Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;

– Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;

– Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ năm trọn gói năm 2022
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ năm trọn gói năm 2022

Trình tự thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế

Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể như sau:

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);
  • 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
  • 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
  • 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
  • Tài liệu khác liên quan (nếu có)

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả

  • Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
  • Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
  • Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
  • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
  • Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
  • Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
  • 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau. Ví dụ: Khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc (bài hát), chủ sở hữu sẽ nộp kèm theo 02 bản in tác phẩm (bài hát bao gồm phần lời và phần nhạc)

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

  • Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
  • Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
  • Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.

Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại 03 cơ quan đăng ký như sau:

– Cục sở hữu trí tuệ:
386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.

– Cục bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

– Cục Trồng Trọt
Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật sư X

Hiện nay, việc đăng ký sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

– Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
– Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
– Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Vì vậy, khách hàng nên sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ để hạn chế những sai sót trong thủ tục.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ trọn gói năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản… của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì? Chi phí sẽ bao gồm các chi phí cho từng đối tượng đăng ký cụ thể, khoản phí này sẽ được cơ quan đăng ký quy định (phí này sẽ được gọi chung là phí nhà nước). Ngoài ra, khi khách hàng tiến hành sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ (gọi chung là phí dịch vụ).
Trong 03 đối tượng của Sở hữu trí tuệ như trên đã phân tích, lệ phí đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ là cao nhất so với phí của các đối tượng khác.
Ví dụ: Chi phí tối thiểu để đăng ký 01 nhãn hiệu là 1.350.000 VND trong khi đó chi phí tối thiểu để đăng ký 1 bản quyền (quyền tác giả) cho tác phẩm viết là 100.000 VND.

Ai có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị phạt tù không?

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm