Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam chi tiết 2023

bởi Trà Ly
Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam chi tiết 2023

Để có thể đăng ký bản quyền thương hiệu của mình tại Việt Nam một cách nhanh chóng và thuận lợi thì chủ sở hữu thương hiệu cần phải nắm được trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam chi tiết, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình đăng ký bản quyền thương hiệu.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để bản quyền thương hiệu được bảo hộ?

Đối với thương hiệu, nhãn hiệu thông thường

Tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thương hiệu, nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.

– Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019) quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định việc xem xét, đánh giá 01 nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau:

– Số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua tin quảng cáo

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành

– Doanh số từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được cá nhân, tổ chức bán ra, lượng dịch vụ đã được cá nhân, tổ chức cung cấp

– Thời gian sử dụng một các liên tục nhãn hiệu đó

– Mức độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó

– Số lượng quốc gia công nhận đó là nhãn hiệu nổi tiếng

– Giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Ai được đăng ký bản quyền thương hiệu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định về quyền đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu như sau:

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng”

Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Đồng thời tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam chi tiết 2023
Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam chi tiết 2023

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tổ chức, cá nhân muốn đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu phải chuẩn bị các hồ sơ nêu trên, sau đó nộp hồ sơ đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Thủ tục đăng ký bản quyền tại Việt Nam

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu) cần bảo hộ

Để đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm

Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Cần tiến hành tra cứu xem chữ thương hiệu (nhãn hiệu) có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa?
Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ thương hiệu khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

Bước 2: Phân Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu)

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.

1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)

Lưu ý: Pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.

Bước 3: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu)

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:

– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi doanh nghiệp muốn đăng ký (nhãn hiệu) ABC cho sản phẩm thời trang, doanh nghiệp cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là doanh nghiệp chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm doanh nghiệp sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)

Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%)

Bước 4: Nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngày ưu tiên sớm nhất.

Hồ sơ gồm: 02 tờ khai 04-NH; 05 mẫu nhãn; Các tài liệu liên quan; Chứng từ nộp lệ phí;

Chứng từ nộp lệ phí: Lệ phí được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. Mức thu lệ phí tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong tờ khai đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu).

1. Về mẫu đơn đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu)

  • Sử dụng tờ khai đăng ký nhãn hiệu mẫu 04-NH theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
  • Nên làm 02 tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu) để khi nộp được Cục sở hữu trí tuệ đóng dấu và dán mã vạch trả lại cho bạn 01 bản.

2. Về mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu)

  • Sử dụng 02 mẫu nhãn dán trên 02 tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu), và nộp kèm 08 mẫu nhãn rời. Lưu ý kích thước mẫu nhãn không vượt quá 80x80mm
  • Cách mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ: “Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”

3. Về thông tin cần điền trên tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu)

  • Nên đặc biệt lưu ý phần trình bàu về nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ. Theo quy định thì “Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu), do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.”

Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký bản quyền nhãn hiệu

Đơn đăng ký bản quyền thương hiệu (nhãn hiệu) sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi khả năng đăng ký bản quyền thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, doanh sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Giấy chứng nhận đăng ký sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.

Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?

Tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN năm 2017 thì để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau:

Nơi nộpĐịa chỉ
Khu vực miền BắcCục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Khu vực miền TrungVăn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà NẵngTầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Khu vực miền NamVăn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí MinhLầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng thời, cá nhân, tổ chức cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu qua đường bưu điện hoặc nộp online qua Website: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu trong bao lâu?

Đối với thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu tại Việt Nam thì tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định:

Các bước xử lý đơn đăng ký nhãn hiệuThời hạn
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu02 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệuTối đa 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn
Thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu2/3 thời hạn thẩm định lần đầuVụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.

Như vậy, nếu không cần thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu, thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu sẽ kéo dài khoảng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trên thực tế tổng thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu thường bị kéo dài hơn, dao động từ 18 – 20 tháng kể từ khi nộp đơn, thậm chí có trường hợp còn kéo dài từ 02 – 03 năm.

Đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu tiền?

Phí đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu được quy định chi tiết tại biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC như sau:

Đơn vị: đồng

STTDanh mục phí, lệ phíMức thu
1Lệ phí nộp đơn150.000
2Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên600.000
3Phí công bố đơn120.000
4Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ550.000
4.1Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ120.000
5Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ180.000
5.1Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ30.000
6Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ100.000
6.1Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ20.000
7Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên120.000
7.1Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 02 trở đi100.000
8Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ120.000
9Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ120.000

Căn cứ bảng biểu trên, có thể phân Phí đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu cho các trường hợp sau đây:

– Nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trong trường hợp này, mỗi dịch vụ, hàng hoá chỉ bao gồm 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trở xuống và bao gồm các loại chi phí: Phí nộp đơn; phí thẩm định nội dung, phí tra cứu thẩm định nhãn hiệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận, đăng bạ và công bố nhãn hiệu.

Tổng mức phí nộp cho cơ quan Nhà nước trong trường hợp này là 01 triệu đồng.

– Nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trường hợp này áp dụng với việc đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ từ sản phẩm hoặc dịch vụ từ thứ 07 trở đi gồm các mức phí: 01 triệu đồng cho 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở lên thì cộng thêm 50.000 đồng/sản phẩm hoặc dịch vụ (20.000 đồng cho phí phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ với nhãn hiệu và 30.000 đồng cho phí tra cứu thông tin để phục vụ thẩm định, giải quyết khiếu nại…

Khuyến nghị: 

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ Đăng ký bảo hộ thương hiệu… Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thời gian bảo hộ bản quyền thương hiệu bao lâu?

Thời gian bảo hộ của thương hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là trong vòng 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.
Lưu ý: Thời gian gia hạn thương hiệu sẽ được thực hiện trước 06 tháng tính từ ngày thương hiệu hết hạn hoặc sau 06 tháng tính từ ngày hết hạn (trường hợp này sẽ phải nộp thêm phí gia hạn muộn tương ứng là 10%).

Trường hợp nào bị từ chối bảo hộ thương hiệu?

– Trong một số trường hợp, các dấu hiệu sẽ không được bảo vệ quy định tại Điều 73 Luật về Sở Hữu Trí Tuệ của Việt Nam.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với cờ quốc gia hoặc quốc huy.
– Dấu hiệu, cờ, vòng bi, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Việt Nam, trừ trường hợp tổ chức cho phép
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thật, bí danh, bút danh hoặc hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam hoặc nước ngoài.
– Các ký hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác đã đăng ký thành công trước ở Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự thất bại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng có thể bị từ chối nếu không tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp này thường xảy ra do sự khác biệt về văn hoá, vùng hoặc quốc gia.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm