Dịch vụ phần mềm có chịu thuế TNDN không?

bởi Thanh Thủy
Dịch vụ phần mềm có chịu thuế TNDN không

Câu hỏi: Chào luật sư, bố tôi và bác tôi có cùng nhau mở một công ty viết phần mềm, công ty đang trong quá trình mới thành lập và mới đang bắt đầu hoạt động nên chúng tôi vẫn chưa nắm được nhiều về các quy định liên quan đến lĩnh vực dịch vụ phần mềm này. Luật sư cho tôi hỏi là “Dịch vụ phần mềm có chịu thuế TNDN không” ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Hiện nay số lượng người dân sử dụng máy tính hay các thiết bị số thông minh để phục vụ cho công việc cũng như đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống ngày càng nhiều, điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ liên quan. Sau đây mời bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về dịch vụ phần mềm qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Dịch vụ phần mềm bao gồm những dịch vụ nào?

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng thì đã có rất nhiều loại phần mềm được sản xuất với nhiều chức năng và mục đích khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng hay chức năng của những loại phần mềm này thì chúng sẽ được phân loại thành các nhóm dịch vụ phần riêng biệt, cụ thể như sau:

Phần mềm hay còn gọi là phần mềm máy tính (nhu liệu), đây là một tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh để hướng dẫn máy tính cho máy tính biết cách để làm việc. Trong khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm thì phần mềm máy tính bao gồm tất cả thông tin được xử lý bởi hệ thống máy tính, chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu. Những nội dung trên không thể thực thi liên quan, ví dụ như tài liệu trực tuyến, phương tiện kỹ thuật số. Phần mềm và phần cứng vật lý có khái niệm trái ngược với nhau nhưng chúng yêu cầu lẫn nhau và không thể tự sử dụng một cách thực tế.

Phần mềm được viết bằng các ngôn ngữ lập trình cấp cao là những ngôn ngữ tự nhiên dễ dàng và hiệu quả hơn đối với các trình lập viên. Các ngôn ngữ lập trình cấp cao được dịch sang ngôn ngữ máy bằng trình biên dịch hoặc trình thông dịch hoặc cũng có thể kết hợp cả hai cùng một lúc. Tuy nhiên chúng cũng có thể viết bằng một hợp ngữ ở mức thấp gồm các lệnh mạnh để hướng dẫn ngôn ngữ máy của máy tính và được dịch sang ngôn ngữ máy bằng phần mềm lắp ráp.

Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP giải thích về dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Ngoài ra khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP giải thích sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

Theo đó, dịch vụ phần mềm là một phần của hoạt động công nghiệp phần mềm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP.

Hoạt động công nghiệp phần mềm

1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Dịch vụ phần mềm có chịu thuế TNDN không

Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Ta có thể hiểu phần mềm là tập hợp dữ liệu được sử dụng cho các hệ thống máy tính hay thiết bị thông minh để qua đó giúp chúng thực hiện các chức năng đặc biệt đã được lập trình sẵn trong phần mềm đó ngoài những chức năng hoạt động cơ bản sẵn có của máy tính đó.

Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

21, Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ quy định pháp luật vừa nêu trên thì việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không phải chịu thuế GTGT. Phần mềm làm một chương trình máy tính máy tính dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ,… được khởi chạy trên máy tính để thực hiện một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Phần mềm bao gồm sản phẩm phần mềm và cả dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế GTGT.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở kinh doanh dịch vụ phần mềm và sản phẩm phầm mềm là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Trong khi Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP nêu rõ các đối tượng được giảm thuế GTGT là những nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất thuế GTGT 10%

Do đó, dịch vụ phần mềm không thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT đồng thời không chịu thuế GTGT.

Dịch vụ phần mềm có chịu thuế TNDN không?

Khi chúng ta sử dụng các thiết bị thông minh thì việc cần phải tải các phần mềm về để sử dụng là điều bắt buộc. Hiện nay với sự phát triển của nền dịch vụ phần mềm này thì có rất nhiều phần mềm đã được phát minh và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu với độ phủ sóng rất cao.

Căn cứ theo Công văn 52180/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm như sau:

Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp
……
Căn cứ các quy định trên và theo hồ sơ của Công ty, trường hợp Công ty được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 04/7/2017 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm nhưng không có Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì Công ty không được áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mới theo quy định tại khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Như vậy, thông qua hướng dẫn của Công văn trên, chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm được áp dụng khi doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm.

Mức ưu đãi thuế TNDN đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm là 10% trong thời hạn 15 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải công ty nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm cũng được hưởng ưu đãi thuế mà chỉ nhưng công ty đáp ứng điều kiện thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực phần mềm mới được hưởng ưu đãi.

Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC các trường hợp được xem là dự án đầu tư mới bao gồm:

– Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.

– Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.

– Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Dịch vụ phần mềm có chịu thuế TNDN không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ như là tư vấn pháp lý về phí làm sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Hoạt động công nghiệp phần mềm có bao gồm dịch vụ phần mềm không?

Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP giải thích về dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có quy định như sau:
Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.
Theo quy định nêu trên thì hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
Như vậy, dịch vụ phần mềm là một phần của hoạt động công nghiệp phần mềm.

Dịch vụ cho thuê phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu phần trăm?

– Trường hợp công ty bạn cho thuê phần mềm cho các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài thì căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0%.
– Trường hợp dịch vụ cho thuê phần mềm của công ty bạn chỉ hoạt động trong nước thì căn cứ theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 10%
Theo đó, tùy vào hoạt động của công ty bạn cho thuê phần mềm ở trong nước hay ngoài nước mà mức thuế phải nộp sẽ khác nhau. Với việc cho thuê phần mềm ở ngoài nước sẽ áp dụng mức thuế 5%; còn dịch vụ cho thuê phần mềm nếu hoạt động trong nước thì mức thuế phải chịu là 10%.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm