Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

bởi Quỳnh
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bạn đang muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể? Bạn đang băn khoăn không biết thành lập ở đâu, thủ tục thành lập và hồ sơ như thế nào? Lập hộ kinh doanh cá thể thì có phức tạp hay không? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X giải đáp những câu hỏi trên nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Nộp hồ sơ ở đâu?

Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Bước 2: Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh?

Ở thời điểm hiện tại, cũng như để phù hợp với đa số hoàn cảnh của mọi người thì Luật sư X khuyên bạn nếu có cơ hội hãy đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Bởi:

Trước đây, theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực) quy định về hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
  • Sử dụng dưới 10 lao động.
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (chịu trách nhiệm vô hạn).

Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 thì quy định về hộ kinh doanh đã có nhiều ưu đãi hơn trước. Cụ thể:

  • Về địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021 thì “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại“. Như vậy, với quy định mới thì hộ kinh doanh không còn bị hạn chế về số địa điểm kinh doanh.
  • Về số lượng lao động: Nghị định 01/2021 không còn quy định cụ thể số lượng lao động. Trong khi quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP giới hạn số lượng lao động của hộ kinh doanh là 10 người, nếu trên 10 lao động thì phải thành lập công ty. Như vậy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động như trước đây.

Có thể thấy, hiện tại việc thành lập hộ kinh doanh cá thể có rất nhiều ưu đãi không kém gì thành lập công ty.

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Luật sư X với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, chuyên môn cao sẽ hỗ trợ tư vấn và đăng ký thành lập hộ kinh doanh cho quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ:

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Sau khi nộp hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì phải làm gì?

Căn cứ Khoản 4 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.

Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”

Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong những trường hợp nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021 quy định:
“1. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
c) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
d) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
đ) Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
e) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm