Cháy nổ luôn luôn là mối nguy hiểm tại những thành phố lớn vì nơi đây tập trong đông đúc người sinh sống. Ngoài những yếu tố mật độ dân cư đang ngày càng tăng dần, thì mức độ sử dụng năng lượng cũng tỷ lệ thuận. Có thể thấy rất rõ ràng nguyên nhân gây cháy nổ chủ yếu do sử dụng quá nhiều các thiết bị điện hiện đại với kết cấu phức tạp thêm cả thời tiết thấy thường khiến cho những vụ cháy nổ phát sinh nhanh hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
Trong khoảng thời gian gần đây, tại các mặt báo tại Việt Nam có những bài viết liên tiếp đăng bài về nhiều vụ cháy nổ liên tiếp đều liên quan đến các khu dân cư. Việc này đã dẫn đến tình trạng hỏa hoạn, với mục đích nhằm giúp để hạn chế tình trạng thương vong đáng tiếc, tất cả mọi người đều cần nắm rõ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư cụ thể như sau:
“Điều 6. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
1. Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
2. Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.”
Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình như thế nào?
Hằng ngày trên các mặt tin tức tức hiện nay hầu hết về an toàn phòng cháy, những vụ cháy nổ xảy ra bất ngờ không ai mong muốn xảy ra trong phạm vi hộ gia đình, khu dân cư. Để nắm được những biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình điều này không chỉ nhằm đảm bảo được tài sản của gia đình không những vậy mà còn bảo đả được tính mạng của thành viên trong gia đình mình.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định công tác phòng cháy và chữa cháy đối với từng hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện an toàn cụ thể như sau:
“Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”
Có thể thấy, đối với khu dân cư và từng hộ gia đình, yêu cầu về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy được quy định khác nhau, tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể.
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
Phòng cháy và chữa cháy đây là trách nhiệm của mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Để làm giảm được thiệt hại do vụ cháy nổ gây ra bên cạnh sự giúp đỡ của lực lượng phòng cháy chữa cháy thì người dân đều phải có trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy. Nếu như mỗi người dân có trách nhiệm và ý thức trong phòng cháy chữ cháy cũng như nắm được kỹ năng cơ bản trong cách xử lý các tình huống cháy, nổ, thì khi đó vụ chảy nổ sẽ giảm thiệt hại một cách đáng kể.
Tại Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
“Điều 20. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.”
Chiều theo Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phòng cháy chữ cháy như sau:
“Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.”
Chế độ đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành
Hiện nay, có thể thấy rằng tình trạng cháy nổ ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp. Trong cuộc sống càng hiện đại với những thiết bị tân tiến có thể thay thế con người đã gia tăng khiến các nguyên nhân xảy ra cháy thêm khó lường. Đối với tất cả mọi người từ ngươi dân tham gia chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy để công tác chữa cháy diễ ra được an toàn, hiệu quả cũng như bảo vệ được tính mạng của người xung quanh, cũng như đảm bảo an toàn cho chính bản thân thì đều nên tham gia những buổi tập huấn trong những chế độ phòng cháy chữa cháy.
Tại Điều 34 Nghị định 136/NĐ-CP quy định:
“Điều 34. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;
d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;
đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;
e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.
3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.
4. Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xin giấy phép pccc cho chung cư mini có những bước nào?
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể năm 2023
- Quy định PCCC đối với nhà nghỉ như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh vốn dĩ là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản nên ít ai nghĩ hình thức kinh doanh này cần phải có Giấy phép phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, dù là mô hình kinh doanh nhỏ vẫn có thể phát sinh những vụ tai nạn liên quan đến cháy nổ.
Trong số đó có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ này. Nguyên nhân trực tiếp là những đơn vị này kinh doanh các mặt hàng dễ cháy và sắp xếp hàng hóa không hợp lý.
Khi có cháy nổ xảy ra nhiều hộ kinh doanh lại không trang bị đẩy đủ các thiết bị cần thiết và không tuân thủ theo đúng quy chuẩn an toàn PCCC. Việc thiệt hại và tính mạng và tài sản xảy ra không phải là điều khó hiểu.
Chính vì thế, ngay khi bắt đầu kinh doanh theo hình thức này thì bạn cần phải tìm hiểu quy định về phòng cháy chữa cháy và phải xin cấp Giấy phép nếu thuộc trường hợp bắt buộc.
“Khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1.000m3 trở lên, thì phải phân chia ra hai bể chứa.
Chú thích:
1) Có thể thiết kế nước dự trữ chữa cháy chung với nước sinh hoạt, sản xuất nhưng phải có biện pháp khống chế việc dùng nước dự trữ chữa cháy vào các nhu cầu khác;
2) Khi tính thể tích của bể nước dự trữ chữa cháy, cho phép tính lượng nước bổ sung liên tục vào bể, ngay cả trong khoảng thời gian dập tắt đám cháy là ba giờ;
3) Trong trường hợp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ các hồ chứa nước, hoặc các trụ nước, mà bên trong nhà cần có hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải đảm bảo lượng nước dùng trong một giờ, cho một họng chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác.”
Như vậy, khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1.000m3 trở lên, thì phải phân chia ra hai bể chứa. Việc thiết kế và sử dụng nước dự trữ chữa cháy được thực hiện cụ thể theo quy định trên.