Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam hiện như thế nào 2023?

bởi Trà Ly
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam hiện như thế nào 2023?

Theo quy định hiện nay thì để có thể đăng ký tàu biển Việt Nam thì phải đáp ứng một số điều kiện. Vì vậy, để tránh không thể đăng ký tàu biển thì chủ tàu biển cần nắm được những điều kiện để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với những điều kiện đó. Do đó, có thể thấy điều kiện đăng ký tàu biển là rất quan trọng. Hãy nắm rõ các điều kiện này để có thể thực hiện đăng ký tàu biển một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn nhé. Dưới đây là bài viết Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam hiện như thế nào của Luật sư X, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Các loại tàu biển nào phải đăng ký?

Tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các loại tàu biển phải đăng ký như sau:

Điều 19. Các loại tàu biển phải đăng ký

1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.

Như vậy, các loại tàu biển phải đăng ký tại Việt Nam bao gồm:

– Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

– Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

– Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

Đăng ký tàu biển có những hình thức nào?

Điều 17 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định hình thức đăng ký tàu biển như sau:

(1) Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây:

– Đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Đăng ký tàu biển có thời hạn;

– Đăng ký thay đổi;

– Đăng ký tàu biển tạm thời;

– Đăng ký tàu biển đang đóng;

– Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam như thế nào?

Tại Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

c) Tên gọi riêng của tàu biển;

d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.”

Như vậy, tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

– Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

– Tên gọi riêng của tàu biển;

– Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

– Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

– Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam hiện như thế nào 2023?
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam hiện như thế nào 2023?

Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

2. Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

Như vậy việc đăng ký tàu biển do Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện.

Nguyên tắc đăng ký tàu biển Việt Nam là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

– Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó.

+ Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.

+ Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.

– Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa.

– Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.

Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam là bao lâu?

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 9. Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.

a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển đăng ký không thời hạn có đủ các Điều kiện và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được cấp, mất hiệu lực kể từ ngày bị mất hoặc ngày tàu biển được xóa đăng ký.

Như vậy Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được cấp, mất hiệu lực kể từ ngày bị mất hoặc ngày tàu biển được xóa đăng ký.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam hiện như thế nào 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của chủ tàu khi đăng ký tàu biển được quy định tại Điều 22 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
– Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 20 và Điều 24 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
– Trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển theo quy định.
– Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.
– Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó.
– Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
– Các quy định tại Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần, thuê mua tàu.
Như vậy muốn đăng ký tàu biển phải đáp ứng các nguyên tắc, diều kiện chung nhất. Căn cứ vào từng loại tàu mà có những thủ tục riêng.

Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:
– Lập và quản lý Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
– Lưu trữ và quản lý hồ sơ; tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.
– Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu sổ đăng ký, hồ sơ, giấy tờ sử dụng trong công tác đăng ký tàu biển; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo quy định.
– Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ, tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí theo quy định bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống dịch vụ của ngân hàng.
– Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan cửa pháp Luật; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo hình thức thủ tục trực tuyến.
– Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp Luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.
– Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp Luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm