Điều kiện để làm pháp chế nhà nước

bởi Thanh Loan
Điều kiện để làm pháp chế nhà nước

Pháp chế là thiết chế pháp luật được thiết lập trong toàn bộ đời sống xã hội, từ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, hoạt động của mọi chủ thể pháp luật, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, pháp chế là một ngành nghề rất nổi được các sinh viên trong ngành cũng như ngoài ngành mơ ước theo đuổi. Vậy muốn trở thành một pháp chế chuyên nghiệp cần phải có những gì mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết “Điều kiện để làm pháp chế nhà nước” của LSX nhé!

Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp nhà nước gồm những ai?

Tại Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về người làm công tác pháp chế bao gồm:

  • Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
  • Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Điều kiện để làm pháp chế nhà nước

Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
  • Công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức:
  • Có chức danh nghề nghiệp.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải:
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
  • Cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 55/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 8 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:

Về công tác xây dựng pháp luật:

  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; lập đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình tiến độ thực hiện các chương trình khi được phê duyệt;
  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
  • Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
  • Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc do cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ký ban hành;
  • Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  • Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến;
  • Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.

Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo kế hoạch sau khi được phê duyệt;
  • Định kỳ 6 tháng, hàng năm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;
  • Xây dựng báo cáo về kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
  • Chủ trì thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để làm pháp chế nhà nước

Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

  • Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
  • Định kỳ 6 tháng và hàng năm tiến hành thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
  • Định kỳ 6 tháng và hàng năm, chuẩn bị báo cáo kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.

Về công tác bồi thường của Nhà nước:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.

Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.

Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

  • Tham gia ý kiến ​​pháp luật về việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ; đưa ra ý kiến ​​pháp lý đối với các quyết định, chính sách, văn bản hành chính quan trọng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
  • Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật;
  • Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến ​​nghị biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao.

Về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế:

Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế ở các Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp mà Bộ, cơ quan ngang Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế:

Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khen thưởng hoặc để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

Về hợp tác với nước ngoài về pháp luật:

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Khoá học đào tạo pháp chế tại ICA

Học viện ICA hiểu rõ những trăn trở của bạn trong quá trình tìm việc làm và nắm rõ nhu cầu tuyển dụng của thị trường. Học viện đào tạo pháp chế ICA thiết kế khoá học pháp chế với mục đích trang bị cho bạn những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để bạn tự tin dự tuyện vào vị trí pháp chế bất kể là doanh nghiệp hay nhà nước.

Khoá học đã được hệ thống hóa, chắt lọc những kiến ​​thức cần thiết cho công việc thực tế, các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao về lĩnh vực luật sở hữu, kinh tế bất động sản sẽ phụ trách. Ngoài ra, bằng cách tận dụng chương trình đào tạo thực tế do các giảng viên có chuyên môn cao cung cấp, bạn có thể rút ngắn thời gian tích lũy kinh nghiệm và tự tin xin việc.

Bằng việc tham gia khóa học và đăng ký làm thành viên của Học viện đào tạo pháp chế ICA, bạn sẽ nhận được bước hỗ trợ đầu tiên cho quá trình tìm việc và tái tuyển dụng. Nhờ nỗ lực của toàn thể đội ngũ tại Học viện ICA, chúng tôi cam kết cung cấp các khóa học chất lượng cao xứng đáng với giá trị đầu tư của bạn.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA

Để nhanh tay đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

  • Liên hệ qua SĐT0564.646.646
  • Liên hệ qua Mailphapche.edu.vn@gmail.com

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện để làm pháp chế nhà nước” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp mọi dịch vụ pháp lý trên toàn quốc . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp:

Công việc của Chuyên viên pháp lý/pháp chế gồm những gì?

Thực hiện các tác nghiệp tư vấn, hỗ trợ, phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh
Quan hệ, làm việc với các ban ngành, các cơ quan Nhà nước thực hiện các hoạt động có liên quan
Trực tiếp soạn thảo, tham gia soạn thảo các dự thảo Hợp đồng của Công ty
Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh đạo
Tư vấn, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến pháp lý có phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của Công ty
Hướng dẫn, kiểm soát, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin của công ty cho các cơ quan pháp luật hoặc cung cấp cho bên thứ ba.
Cảnh báo rủi ro pháp lý, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật cho các bộ phận cần thiết

Pháp chế ngân hàng là làm gì?

Nhân viên pháp chế ngân hàng sẽ thực hiện các công việc như:
Tư vấn, tham gia hỗ trợ pháp lý cho nội bộ để xử lý các công việc phát sinh trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng theo đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
Tham gia đàm phán, đóng góp ý kiến pháp lý đối với các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo và các đơn vị kinh doanh.
Tư vấn, soạn thảo, rà soát, hiệu chỉnh các hợp đồng phục vụ cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh, giao dịch của ngân hàng.
Tư vấn, đề xuất hướng xử lý, đại diện ngân hàng tham gia giải quyết tranh chấp. Nhân viên pháp chế ngân hàng phải đưa ra những định hướng và chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý và các công việc được phân công phụ trách.
Họ cũng sẽ là người đại diện cho ngân hàng trước Tòa án hay Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, họ còn thực hiện thêm các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo cấp cao nhằm đáp ứng mục tiêu của ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm