Hiện nay nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Việt Nam ngày càng tăng bên cạnh đó lượng khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam cũng đang tăng lên. Điều đó khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được thành lập trong những năm qua. Tuy nhiên để được kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định. Vậy, Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2023 như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế gồm những gì?
Để được kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế tuy không quá phức tạp, nhưng chỉ khi đáp ứng được mới được phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Dưới đây là những điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế mà các doanh nghiệp có dự định kinh doanh cần nắm rõ.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành được hiểu là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ một chương trình du lịch cho khách du lịch. Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
…
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”
Bên cạnh đó, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
“Điều 14. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.”
Như vậy, để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp phải:
– Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng, mức quỹ này sẽ theo từng loại kinh doanh dịch vụ lữ hành mà doanh nghiệp đăng ký;
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Trên đây là những điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế mà doanh nghiệp nên nắm rõ.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2023
Để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế lên cơ quan có thẩm quyền. Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cần có những giấy tờ, tài liệu theo quy định. Vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm những gì? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua nội dung dưới đây nhé.
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Du lịch 2017 quy định bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Bản sao chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế như thế nào?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ tới Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cán bộ tiếp nhận nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu nhận và hẹn trả kết quả.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trả lại cho doanh nghiệp và hướng dẫn cho doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết xử lý hồ sơ theo quy định pháp luật.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch sẽ tiến hành thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả theo lịch hẹn.
Mức ký quỹ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành là bao nhiêu?
Để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần có mức ký quỹ phù hợp với quy định. Do đó, trước khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì doanh nghiệp cần tìm hiểu về mức ký quỹ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành hiện any là bao nhiêu. Bạn có thể tìm hiểu Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế dưới đây.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP) như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2023 như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến quy định về đặt tên cho tàu biển Việt Nam. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:
– Cấp mới: 03 triệu đồng/giấy phép;
– Cấp đổi: 02 triệu đồng/giấy phép;
– Cấp lại: 1,5 triệu đồng/giấy phép.
Căn cứ theo Điều 30 Luật Du lịch 2017 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
“Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.“
Như vậy, doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì vẫn có thể kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.