Xin chào Luật sư, tôi hiện đang là viên chức cụ thể là làm giáo viên toán tại một trường cấp 3 tại Quảng Nam. Thời gian gần đây tôi có ý định sẽ thi lên công chức để xin vào trưởng của bộ môn này. Nhưng gần đến ngày thi mà tôi chưa có thời gian để ôn thi môn thi tin học. Vì những kỹ năng của tôi liên quan đến tin học cũng không được tốt nên tôi sợ mình không thể hoàn thành tốt được phần thi này ảnh hưởng đến phần thi công chức của mình. Vậy luật sư có thể cho hỏi điều kiện miễn thi tin học viên chức lên công chức như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Điều kiện miễn thi tin học viên chức lên công chức? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện miễn thi tin học viên chức lên công chức?
Theo như câu chuyện bạn chia sẻ thì còn khá ít dữ liệu có thể giúp chúng tôi phân tích được bạn có thuộc những điều kiện được miễn thi tin học viên chức khi bạn muốn thi lên công chức hay không. Hiện nay chỉ những nhóm đối tượng sau được miễn thi công chức lên viên chức đó là những người tốt nghiệp đại học hoặc trung cấp trở lên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin. Như bạn chia sẻ bạn là giáo viên dạy toán nên có thể thấy được rằng bạn không thuộc nnhóm đối tượng được miễn thi tin học khi thi từ công chức lên viên chức.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
- Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
…
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;
Theo đó, người tham gia thi tuyển công chức được miễn thi tin học khi thuộc trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
Do công việc của công chức hiện nay tại cơ quan nhà nước đa phần thực hiện các nhu cầu của người dân về hành chính, giấy tờ, làm đơn tranh chấp đất đai, giải quyết hôn nhân và gia đình nên thường làm việc qua máy tính để tiện lợi công việc, do đó khi tuyển viên chức lên công chức cũng cần có kinh nghiệm về tin học.
Nội dung thi tuyển công chức gồm những vòng thi nào?
Nội dung thi tuyển công chức hiện nay bao gồm hai vòng thi. Đầu tiên bạn sẽ được tham gia kỳ thi kiểm tra năng lực chung kì thi này sẽ được thi bằng trắc nghiệm và thực hiện trên máy tính. Khi bạn thi tại những địa phương không đủ điều kiện để dự thi trên máy thì bạn có thể được tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy và nội dung cũng như tính chất của các câu hỏi cũng giống với khi bạn thi trắc nghiệm trên máy tính. Vòng thi thứ hai là vòng thi chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực mà bạn muốn thi tuyển.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì việc thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
* Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
– Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
+ Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
+ Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;
+ Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi nêu trên, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
* Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức thi:
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
– Nội dung thi:
Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
– Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
– Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.
Người trúng tuyển trong kỳ thi công chức phải đáp ứng những điều kiện gì?
Người để hoàn thành kỳ thi viên chức lên công chức cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Đầu tiên là kết quả thi, nếu bạn muốn thi từ viên chức lên công chức thì kết quả thi của bạn cần đạt được tại hai vòng thi là từ 50 điểm trở lên. Nhưng điều kiện điểm số này chỉ là một trong những điều kiện bạn cần đạt được khi muốn thi tuyển thông qua được vòng thi công chức này. Việc bạn có thể thi thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như các phần thi phụ, phần thi kỹ năng hay phần thi vấn đáp.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
Trường hợp thi kết hợp phỏng vấn và viết thì người dự thi công chức phải dự thi đủ phỏng vấn và viết;
– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển.
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp huyện sẽ kèm theo điều kiện tuyển dụng công chức cấp huyện để quyết định người trúng tuyển.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế năm 2023
- Đơn vị tính trên hóa đơn có được viết tắt không?
- Xuất hóa đơn theo hợp đồng được không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Điều kiện miễn thi tin học viên chức lên công chức?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề về dịch vụ làm đơn tranh chấp đất đai một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.