Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển năm 2023

bởi Minh Trang
Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển

Hiên nay tôi đang làm việc tại công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu ở Vũng Tàu. Hiện tại tôi có tìm hiểu về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Do tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể đối với xăng dầu chuyển tải, sang mạn có những quy định đặc thù nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 83/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 130/2014/TT-BQP 
  • Nghị định 162/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 95/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 143/2018/TT-BQP
  • Nghị định 37/2022/NĐ-CP

Hành vi sang mạn xăng dầu không đúng địa điểm bao gồm các hành vi nào?

Hành vi sang mạn xăng dầu không đúng địa điểm được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 130/2014/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 143/2018/TT-BQP) với nội dung:

“Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

3. Hành vi sang mạn xăng, dầu, quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP bao gồm:

a) Sang mạn xăng, dầu không đúng địa điểm theo quy định tại khoản 15 Điều 9 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

b) Sang mạn quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.”

Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển
Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển

Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung theo khoản 5, khoản 8 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) có nêu về quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu như sau:

“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu

1. Được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm.

2. Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.

3. Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.

4. Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

5. Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

7. Bảo đảm nguồn cung xăng dầu không thấp hơn mức tổng nguồn tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao cho cả năm theo đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu chủng loại và mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

8. Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu theo quy định tại Nghị định này.

9. Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.

10. Ngoài việc bán buôn xăng dầu cho đơn vị trực tiếp sản xuất, bán lẻ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc thương nhân, được giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại Luật Thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý quy định tại Điều 16, Điều 19 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 18, Khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định này; được bán xăng dầu cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu quy định tại Điều 13 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định này; được kinh doanh xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu quy định tại Điều 22 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 23 Nghị định này.

11. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khác, thương nhân phân phối xăng dầu và bán cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công Thương

12. Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường. Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý về đo lường, chất lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển từ nơi xuất đến nơi nhận. Có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng và hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình, thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền để quản lý.

13. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.

14. Phải quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của mình. Việc sử dụng biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.

15. Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.

16. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

17. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.

18. Được ủy quyền cho Công ty con trực thuộc thực hiện một số thẩm quyền kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

19. Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

20. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu và báo cáo, công khai theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

“21. Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc không làm thủ tục cấp mới khi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hết hạn, hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc doanh nghiệp là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị phá sản, giải thể, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ chuyển, nộp toàn bộ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước (nếu Quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp có số dư dương).”

Như vậy theo quy định trên thì địa điểm thực hiện việc sang mạn xăng dầu sẽ tùy vào địa phương và do Bộ giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, vì vậy trường hợp này anh/chị liên hệ hai cơ quan trên để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn chính xác nhất.

Sang mạn xăng dầu không đúng địa điểm xử phạt như thế nào?

Về hành vi sang mạn xăng dầu không đúng địa điểm theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 162/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Vận chuyển, sang mạn hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa theo quy định của pháp luật;

c) Sang mạn xăng dầu, quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời tại khoản 3 có nêu thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/07/2022) thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chuyển đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thương nhân sản xuất xăng dầu có nghĩa vụ gì?

– Sản xuất xăng dầu theo kế hoạch đăng ký được Bộ Công Thương xác nhận hàng năm; duy trì mức dự trữ xăng dầu và nguyên liệu cho sản xuất tối thiểu phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch sản xuất đã đăng ký với Bộ Công Thương.
– Sản xuất xăng dầu đưa vào lưu thông phải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
– Xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm.
– Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước, phải tuân thủ các quy định tại khoản 4 và 5 Điều 7; khoản 3, 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 9 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Điều kiện để được pha chế xăng dầu là gì?

1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.
Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.
2. Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu kinh doanh?

Thông tư quy định Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) cho thương nhân. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm