Doanh nghiệp vi phạm thời gian làm việc bị xử phạt thế nào?

bởi HoaiThu

Chào Luật sư! Hiện tại tôi đang làm công nhân tại một công ty may. Tuy nhiên, công ty thường xuyên bắt làm thêm giờ. Công nhân chúng tôi rất mệt mỏi. Vậy doanh nghiệp vi phạm thời gian làm việc bị xử phạt thế nào? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp chúng tôi. Tôi xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về thời gian không làm việc của người lao động

Quy định về thời gian làm việc của người lao động căn cứ tại Bộ luật Lao động 2019. Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm:

  • Nghỉ trong giờ làm việc: người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định từ 06 giờ trở lên trong một ngày; thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên; thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
  • Nghỉ chuyển ca: người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
  • Nghỉ hằng tuần: mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần; thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
  • Nghỉ lễ, tết: người lao động được nghỉ các ngày lễ tết theo quy định như tết Dương lịch, Quốc khánh,…
  • Nghỉ hằng năm: người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm; hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động 
  • Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động; thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định (Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019) được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
  •  Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Tiền lương làm thêm giờ được tính như thế nào?

Bên cạnh quy định về thời gian làm việc, tiền lương làm thêm giờ cũng được quy định cụ thể. Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Căn cứ Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường thì người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Quy định về thời gian làm việc của người lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày; hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Đối với giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Doanh nghiệp vi phạm thời gian làm việc bị xử phạt thế nào?

Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động đối với hành vi không đảm bảo thời giờ làm việc và nghỉ. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt cụ thể:

  • Phạt tiền từ 4 triệu đến 10 triệu đồng. Đối với hành vi không đảm bảo cho người lao động nghỉ ngơi trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca.
  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng. Đối với người sử dụng lao động vi phạm về nghỉ hằng tuần; hoặc nghỉ tết.
  • Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Đối với người sử dụng lao động thực hiện quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vuợt quá số giờ quy định. Mức phạt tuỳ vào số người lao động vi phạm. Cụ thể:
  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động.
  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng. Với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Phạt tiền từ 40 triệu đến 80 triệu đồng. Với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
  • Phạt tiền từ 80 triệu đến 120 triệu đồng. Với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
  • Phạt tiền từ 120 triệu đến 150 triệu đồng. Với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Doanh nghiệp vi phạm thời gian làm việc bị xử phạt thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc sa thải người lao động

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Doanh nghiệp sa thải nhân viên trái pháp luật bị xử lý thế nào?

Với hành vi sa thải trái pháp luật đối với người lao động, tùy từng trường hợp, người vi phạm có thể bị thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, thậm chí là phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm?

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động; Hoặc quyệt định sa thải,…
– Sổ BHXH
– 2 ảnh 3 x 4
– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm