Hiện nay, Bộ Công an đang phát hành thẻ căn cước công dân gắn chip và khuyến khích mọi người dân đi làm thẻ. Nhằm bải vệ những quyền và lợi ích tăng tính bảo mật cho những thông tin cá nhân của mỗi người dân. Bên cạnh những tính năng tiện ích của thẻ Căn cước công dân gắn chip thì lúc mới đổi sang thì công dân cũng phải thay đổi một số loại giấy tờ cần thiết. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Thời hạn lấy thẻ Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:
“Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”
Như vậy, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng làm Căn cước công dân tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.
Thời điểm cần phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip
Đối với Chứng minh nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân như sau:
“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”
Đối với thẻ Căn cước công dân thường
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.”
Và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”
Như vậy, không bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi không thuộc các trường hợp nêu trên.
Công dân cần mang theo Sổ hộ khẩu, Căn cước công dân mã vạch đã được cấp và các giấy tờ hợp pháp xác nhận về việc có thay đổi thông tin công dân nếu sự thay đổi này chưa được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì
Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn… Vì thế, khi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân, đặc biệt đổi Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân sẽ bị đổi số, các thông tin của người dân tại ngân hàng sẽ không khớp với giấy tờ tùy thân. Người dân phải xuất trình thêm giấy xác nhận số Căn cước công dân cũ hoặc Chứng minh nhân dân cũ đã cắt góc để ngân hàng đối chiếu thông tin, xác nhận đúng chủ tài khoản nhằm thực hiện các giao dịch (đặc biệt là rút tiền). Nếu 2 giấy tờ trên bị mất, ngân hàng sẽ phải từ chối giao dịch do không xác nhận được nhân thân của chủ tài khoản.
Sửa đổi thông tin trên hộ chiếu
Do trên hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD nên với trường hợp đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số qua Căn cước công dân 12 số thì công dân cần làm thủ tục đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu theo quy định tại Chương II Thông tư 29/2016/TT-BCA ngày 06/7/20216.
Việc thực hiện thay đổi nhằm thống nhất thông tin của hộ chiếu và thông tin Căn cước công dân gắn chíp mới được cấp phòng trường hợp hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu xuất trình thêm căn cước công dân mà thông tin không trùng khớp giữa 2 loại giấy tờ này khiến công dân khó có thể xuất hay nhập cảnh.
Hồ sơ, thủ tục sửa đổi hộ chiếu như sau:
Công dân chuẩn bị: Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm; Căn cước công dân gắn chíp mới được cấp; Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ đã được cấp trước đó; Sổ tạm trú đối với trường hợp đề nghị đổi tại nơi đăng ký tạm trú.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Cập nhật thông tin Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế
Sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế của công dân không thể hiện trực tiếp thông tin số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân trên sổ, thẻ nên công dân không phải làm thủ tục đổi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế mới khi đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số qua thẻ Căn cước công dân gắn chíp 12 số. Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục liên quan như tra cứu quá trình tham gia Bảo hiểm y tế, hạn sử dụng Bảo hiểm y tế …thì công dân cần làm thủ tục cập nhật thông tin hồ sơ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế.
Thay đổi thông tin đăng ký thuế
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 thì cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, khi có thay đổi một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế (ví dụ: thay đổi về số chứng minh nhân dân/căn cước công dân,…) phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
“Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.”
Người lao động có thể tự mình thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế. Người lao động có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn đăng ký làm thẻ căn cước công dân online năm 2022
- Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không theo QĐ 2022?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến soạn thảo thông báo về mẫu xin tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, chi phí đổi tên giấy khai sinh, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
“Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rõ:
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành trong trong việc sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”