Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không?

bởi TranQuynhTrang
Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không?

Xin chào Luật sư X. Hiện tại, địa phương tôi đang triển khai cấp căn cước công dân gắn chip. Tôi có thắc mắc rằng khi đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không? Những trường hợp nào bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip? Cần sửa đổi, cập nhật giấy tờ nào khi bị đổi số căn cước công dân? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân 2014

Những trường hợp nào bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip?

Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch.

Sau đây là 08 trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;

– Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:

– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)

– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

– Bị mất Chứng minh nhân dân.

Hiện nay, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…

Vì vậy, người sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thuộc 01 trong 14 trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không?
Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không?

Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không?

Trước thời điểm triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip, người dân được sử dụng một trong ba loại giấy tờ là CMND loại 9 số; CMND loại 12 số và thẻ CCCD mã vạch.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân, số thẻ CCCD là số định danh cá nhân.

Trong đó, Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân quy định:

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Như vậy, nếu công dân đang sử dụng CMND loại 9 số thì khi đổi sang CCCD sẽ thay đổi thành 12 số.

Đối với trường hợp sử dụng CMND loại 12 số, trước đây tại thời điểm áp dụng mẫu này, theo Thông tư 27/2012/TT-BCA (hiện nay cả nước đã cấp CCCD gắn chip nên Thông tư này hết hiệu lực):

Số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì số ghi trên Chứng minh nhân dân được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên Chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.

Mặc dù quy định không nêu rõ nhưng có thể hiểu, 12 chữ số tự nhiên trên CMND 12 số chính là mã định danh cá nhân. Trên thực tế, số thẻ CMND 12 số vẫn được giữ nguyên kể cả khi người dân đổi sang thẻ CCCD gắn chip điện tử.

Tương tự, khi đổi thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip, 12 số trên thẻ CCCD mã vạch cũng sẽ được giữ nguyên.

Cần sửa đổi, cập nhật giấy tờ nào khi bị đổi số Căn cước?

– Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như CMND/CCCD/hộ chiếu còn hạn…

Vì thế, khi đổi CMND sang CCCD, đặc biệt đổi CMND 9 số sang CCCD sẽ bị đổi số, các thông tin của người dân tại ngân hàng sẽ không khớp với giấy tờ tùy thân. Người dân phải xuất trình thêm giấy xác nhận số CMND cũ hoặc CMND cũ đã cắt góc để ngân hàng đối chiếu thông tin, xác nhận đúng chủ tài khoản nhằm thực hiện các giao dịch (đặc biệt là rút tiền).

Nếu hai giấy tờ trên bị mất, ngân hàng sẽ phải từ chối giao dịch do không xác nhận được nhân thân của chủ tài khoản.

Thủ tục cập nhật thông tin tại ngân hàng khá đơn giản, công dân mang theo giấy xác nhận số CMND 9 số hoặc CMND đã cắt góc, thẻ CCCD mới được cấp đến ngân hàng mà mình mở tài khoản, điền tờ khai là sẽ được giải quyết.

– Sửa đổi thông tin trên hộ chiếu

Sau khi được cấp CCCD và giấy xác nhận CMND cũ, người dân có thể tiến hành sửa đổi các thông tin trên hộ chiếu.

Việc sửa thông tin trên hộ chiếu khi thay đổi số CMND được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6, 7, 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA.

– Sửa thông tin sổ bảo hiểm xã hội

Số CMND hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan BHXH. Chính vì vậy, người lao động cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

– Thông báo với cơ quan thuế

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế (CMND, CCCD…) thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Tuy nhiên, cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về CMND khi được cấp thẻ CCCD lại không thuộc trường hợp bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Vì thế, người dân có thể thông báo hoặc không thông báo với cơ quan thuế khi đổi CMND sang CCCD gắn chip.

– Cập nhật thông tin sổ đỏ

Tại khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, việc thay đổi số CMND cũ sang số CCCD mới trên sổ đỏ được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất chứ không bắt buộc.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ chip có đổi số không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tải xuống mẫu quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị những gì khi làm CCCD gắn chip?

Khi đi công dân cần chuẩn bị CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu; Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chip có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Làm Căn cước công dân đã lâu nhưng chưa nhận được, kiểm tra thế nào?

Để kiểm tra xem Căn cước công dân của mình đã làm xong chưa, người dân có thể trực tiếp gọi điện đến tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an.
Hệ thống tổng đài hỗ trợ căn cước công dân và quản lý dân cư tiếp nhận, giải đáp phản ánh của người dân tại Trung ương có số điện thoại là 1900.0368.

Công dân xin cấp CCCD gắn chip ở đâu?

Về nơi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm