Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023

bởi Thanh Loan
Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023

Sự phát triển của công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đi kèm với khả năng giám sát ngày càng tinh vi của các hệ thống máy tính, đã đặt ra những yêu cầu mới đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Để đáp ứng yêu cầu này, hai công cụ pháp lý quốc tế đã được phát triển, đưa ra một số quy tắc cụ thể điều chỉnh việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân. Hiện nay vì sự phát triển của công nghệ vì vậy mà thông tin hay dữ liệu cá nhân là vấn đề rất được quan tâm. Quy định về dữ liệu cá nhân cũng cần phải đáp ứng với những xu hướng mới để tránh tội phạm xảy ra. Bạn đọc có thể tham khảo quy định trong bài viết “Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023” sau đây nhé!

Thông tin cá nhân là gì?

Thông tin cá nhân (TTCN) là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.

Quyền đối với dữ liệu cá nhân là gì?

Quyền đối với dữ liệu cá nhân (the right to personal data, hay quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân/quyền về sự riêng tư với dữ liệu cá nhân) là một phần cốt yếu của quyền về sự riêng tư (the right to privacy) của con người. Quyền về sự riêng tư là một quyền con người cơ bản, có tầm quan trọng thiết yếu để bảo đảm sự tự chủ và bảo vệ phẩm giá của con người. Quyền này giúp mỗi cá nhân tạo lập và kiểm soát ranh giới chính đáng với những người khác, từ đó bảo vệ bản thân trước những sự can thiệp tùy tiện trong cuộc sống, đồng thời cho phép mỗi cá nhân xác định mình là ai và cách thức mà bản thân muốn tương tác với thế giới xung quanh. Đối với xã hội, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạo lập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng. Một cộng đồng không thể tồn tại nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng. Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội. Vì thế, quyền về sự riêng tư ngày nayđã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền quan trọng.

Dữ liệu là yếu tố đóng vai trò then chốt cho sự tiến bộ của thời đại ngày nay. Điều đó dựa trên sự phát triển của các công nghệ lưu trữ và các loại cảm biến mà nó cho phép thu thập một khối lượng dữ liệu lớn từ đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải bảo đảm để mọi người có thể kiểm soát thông tin hay dữ liệu cá nhân của mình. Do đó, thuật ngữ dữ liệu cá nhân được ghi nhận và trở nên phổ biến trong khoa học pháp lý.

Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023

Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.Nghị định này quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo
vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam,
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam,
c) Cơ quan, tổ chức, cả nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.
Như vậy, đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Cơ quan, tổ chức, cả nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.
Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023
Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm những thông tin gì?

Tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định những dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

(1) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;

(2) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

(3) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

(4) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân

(5) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân

(6) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

(7) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

(8) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm:

  • Thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật;
  • Thông tin về tài khoản;
  • Thông tin về tiền gửi;
  • Thông tin về tài sản gửi;
  • Thông tin về giao dịch;
  • Thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

(9) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;

(10) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

Có bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Tại Điều 3 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:

Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

  1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
  4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
  6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
  7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.
    Như vậy, Chính phủ đã ban hành 08 nguyên tắc để bảo vệ dữ liệu cá nhân và nội dung của từng nguyên tắc được nêu như trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về đối tượng được bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023” hoặc các dịch vụ khác như là Ly hôn nhanh Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường găp:

Hành vi mua bán dữ liệu cá nhân bị phạt tù bao nhiêu năm?

Khi có hành vi mua bán dữ liệu cá nhân và tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả gây ra mà cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Tại Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm:
Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân khác.
Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm