Theo quy định hiện nay, Việt nam có 4 loại hộ chiếu là hộ chiếu phổ tông, hộ chiếu thuyền viên, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Riêng hộ chiếu ngoại giao là hộ chiếu được cấp cho các đối tượng đặc biệt là các chức vụ cao cấp trọng hệ thống bọ máy nhà nước. Vậy đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao theo quy định năm 2022 là những ai? Điều này sẽ được Luật sư X đề cập đến ở bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 04/2020/TT-BNG
Quy định về hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu bao gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Trong đó, hộ chiếu ngoại giao cấp cho một số đối tượng đặc biệt với thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu ngoại giao khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể:
Thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao;
Được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao theo quy định năm 2022
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, những người thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao bao gồm:
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội;
Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập; người đứng đầu Tổng cục hoặc tương đương; sĩ quan tại ngũ, đang công tác có cấp bậc hàm Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ chức vụ từ Tùy viên trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
Vợ hoặc chồng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đi theo hành trình công tác.
Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ chức vụ từ Tùy viên trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác.
Hồ sơ cấp gia hạn hộ chiếu ngoại giao ở trong nước
Theo Điều 11 Thông tư số 04/2020/TT-BNG ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Bộ Ngoại Giao thì hồ sơ cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao ở trong nước gồm:
- Người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao nộp tờ khai đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực theo mẫu 01/2020/NG-XNC ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Tờ khai điện tử có mã vạch được kê khai trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bộ Ngoại giao tại địa chỉ http://dichvucong.mofa.gov.vn
- 02 ảnh chân dung
- Các giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019
- Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp;
- Văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài đối với đối tượng quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và quyết định, văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này;
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp của người được cấp hộ chiếu;
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu;
- Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác và xuất trình bản chính để đối chiếu;
- Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và xuất trình bản chính để đối chiếu;
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp người đại diện nộp thay; người đại diện nộp thay phải xuất trình giấy tờ tùy thân.
Trường hợp mất hộ chiếu, người đề nghị nộp kèm 01 bản chính văn bản thông báo việc mất hộ chiếu theo mẫu 05/2020/NG-XNC ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thay đổi chi tiết nhân thân, chức danh so với hộ chiếu ngoại giao, công vụ được cấp trước đó, người đề nghị nộp kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản và các giấy tờ liên quan chứng minh việc thay đổi nêu trên khi làm thủ tục đề nghị cấp mới hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Người đề nghị gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nộp tờ khai đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực theo mẫu 01/2020/NG-XNC ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Tờ khai điện tử có mã vạch được kê khai trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bộ Ngoại giao tại địa chỉ http://dichvucong.mofa.gov.vn và các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019:
- Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp.
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao theo quy định năm 2022”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, kết hôn với người nước ngoài…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không năm 2022?
- Năm 2022, Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
- Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 10 Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019 thì phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây để được cấp hộ chiếu ngoại giao:
Là công dân Việt Nam thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao nêu trên.
Được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cử hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ công tác.
Theo Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BNG quy định về thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ như sau:
1. Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp trong trường hợp bị hỏng hoặc mất khi đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật có giá trị 01 năm; thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp trong trường hợp hộ chiếu hết trang hoặc gia hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật không dài hơn thời hạn của hộ chiếu cũ và tối thiểu là 01 năm.
Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BNG có quy định về chức danh trong hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ như sau:
1. Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ghi chức danh bằng tiếng Việt vào hộ chiếu ngoại giao đối với những người giữ các chức vụ quy định từ khoản 2 đến khoản 10 Điều 8 của Luật trừ trường hợp cơ quan chủ quản đề nghị không ghi chức danh hoặc vì lý do đối ngoại, an ninh quốc gia.
2. Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ghi chức danh bằng tiếng Việt và tiếng Anh vào hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của Bộ trưởng Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao, thành viên Cơ quan đại diện, cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài và người đi thăm, đi theo quy định tại khoản 14, Điều 8 và khoản 5, Điều 9 của Luật.