Đối tượng được đổi giấy phép lái xe bao gồm những

bởi Sao Mai
Đối tượng nào được đổi giấy phép lái xe?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về thủ tục đổi giấy phép lái xe được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay, việc cấp đổi giấy phép lái xe cũ, giấy phép lái xe hết hạn sang giấy phép lái xe mới, trở nên khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về vấn đề pháp lý, không phải đối tượng nào cũng được đổi giấy phép lái trong mọi trương hợp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng được đổi giấy phép lái xe hiện nay bao gồm những ai?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến đối tượng được đổi giấy phép lái xe tại Việt Nam mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng nào được đổi giấy phép lái xe?

Theo khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT
Theo đó, đối tượng được đổi giấy phép lái xe bao gồm:

  • Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
  • Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
  • Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
  • Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
  • Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
  • Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đổi giấy phép lái xe trước hết bạn phải chuẩn bị hồ sơ gồm: 

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

 Bản sao giấy phép lái xe;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Hồ sơ trên gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Khi đến thực hiện thủ tục bạn phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

– Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân;

– Khi đến nộp hồ sơ, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính các hồ sơ để đối chiếu, trừ các bản chính đã gửi;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do;

– Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính)trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ, giao cho người lái xe bảo quản (trừ trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến).

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Phí, lệ phí và thời hạn giải quyết

*Phí, lệ phí: Lệ phí 135.000 đồng/lần.

*Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.

Đối tượng nào được đổi giấy phép lái xe?
Đối tượng nào được đổi giấy phép lái xe?

Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính

Việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô

Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh:

Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác

Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Có các khung hình phạt như sau: 

Khung 1

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đối tượng được đổi giấy phép lái xe“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Nhật Bản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng bằng lái xe ô tô hết hạn phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng thì bị phạt:
– Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với giấy phép lái xe hết hạn sử dụng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trường hợp không có giấy phép lái xe mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì còn bị tịch thu phương tiện.

Mức phí cấp đổi giấy phép lái xe là bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Theo khoản 6 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm a khoản 20 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
Theo đó, trường hợp không đổi giấy phép lái xe bao gồm:
– Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe, bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
– Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
– Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng lái xe?

Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe 

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm