Thưa luật sư, trong lúc đi du lịch tôi có làm rơi giấy tờ tùy thân. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về Đơn báo mất giấy to tùy thân; Viết như thế nào? Nộp ở đâu? Và tôi có cấp lại được không? Mong luật sư giải đáp.
Mỗi cá nhân kể từ khi sinh ra đến khi lớn, trưởng thành và chết đi đều gắn liền với những giấy tờ tùy thân quan trọng mà ai trong quá trình sống cũng đều phải có. Các giấy tờ cần thiết không thể tách rời đối với mỗi cá nhân đó là giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân…
Khi chúng ta làm mất hay thiếu một trong những giấy tờ tùy thân này thì việc học tập, sinh sống cũng như những nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống sẽ bị xáo trộn, gây cản trở khó khăn cho mỗi cá nhân. Vậy khi không may làm mất một trong các giấy tờ tùy thân thì cá nhân sẽ phải làm gì, đi đến cơ quan chức năng nào để làm thủ tục cấp lại?
Để giải đáp cho những câu hỏi trên; cũng như cách viết Đơn báo mất giấy to tùy thân như thế nào? Thủ tục ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của LSX nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Đơn báo mất giấy tờ tùy thân
Giấy tờ tùy thân là khái niệm phổ biến trong đời sống xã hội, được hiểu là các giấy tờ mà công dân thường mang theo người. Tuy nhiên, trên phương diện pháp luật thì đến nay chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy nào.
Một số văn bản, quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê. Chẳng hạn, chứng minh nhân dân (Điều 1 Nghị định số 05/1999 đã được sửa đổi, bổ sung), hộ chiếu quốc gia (điều 4 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007, đã được sửa đổi, bổ sung), Thẻ căn cước công dân (Điều 20 Luật Căn cước công dân) là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ đặc điểm của các giấy tờ nói trên, giấy tờ tùy thân được hiểu là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể.
Đối với Bộ luật Lao động thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu là chứng minh nhân dân, khai sinh, sổ hộ khẩu của người lao động. Đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì giấy tờ tùy thân của người nước ngoài được hiểu là hộ chiếu hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài như thẻ thường trú, tạm trú.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên thì đến thời điểm hiện nay, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân. Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể cũng có thể được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân.
Cá nhân vì các lý do khác nhau mà làm mất giấy tờ tùy thân thì việc đầu tiên cần thực hiện đó là viết đơn trình báo về việc mất giấy tờ tùy thân của mình hoặc đến trực tiếp cơ quan công an cấp xã, phường nơi cá nhân đó có đăng ký thường trú để tiến hành trình báo về việc mất giấy tờ tùy thân vào thời điểm nào, các giấy tờ mất gồm những giấy tờ gì cho cơ quan chức năng biết, ghi nhận sự việc.
Phải làm gì khi bị mất giấy tờ tùy thân
Ngay sau khi bị mất các loại giấy tờ, tài liệu hay tài sản quan trọng; thì việc cần làm đầu tiên là cần soạn ngay đơn trình báo; và liên hệ với cơ quan công an nơi làm mất giấy tờ, tài liệu và tài sản.
Mục đích của việc trình báo là để cơ quan công an tiến hành xác minh, làm rõ; và xác nhận sự việc trên cho bạn. Nên tiến hành chính báo ngay khi sự việc xảy ra, không nên để quá lâu.
Sau khi được cơ quan công an xác nhận; về việc mất giấy tờ, tài liệu bạn cần liên hệ ngay; với những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu bị mất; để xin được cấp lại để tránh việc không có giấy tờ.
Cách viết đơn báo mất giấy to tùy thân
Bao gồm các nội dung cơ bản chính như:
- Thông tin của cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Là Ủy ban nhân dân; hoặc là Cơ quan công an có thẩm quyền
- Thông tin của người nộp đơn: Các thông tin cơ bản liên quan đến tên gọi; nghề nghiệp, chứng minh nhân thân, địa chỉ thường trú
- Lý do làm đơn: Phải nêu cụ thể về việc bị mất , thông tin ; bao gồm những gì và lý do mất ra sao
- Chữ ký của người viết đơn, kèm theo có thể có người làm chứng; hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận tính hợp lệ của đơn
Lưu ý:
- Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc; rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
- Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.
- Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo; để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an; để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
Mẫu đơn báo công an nói chung ngoài phần quốc hiệu tiêu ngữ, tên văn bản; ( Tùy thuộc vào sự việc bạn muốn trình báo là gì, có thể là đơn tố cáo, đơn tố giác; hoặc là đơn trình báo sự việc ) thì còn bao gồm; thông tin cá nhân của người trình báo bao gồm:
Họ và tên, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số chứng minh dân dân; hoặc thẻ căn cước công dân….; nội dung vụ việc cần trình báo bao gồm: thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc,…
Cuối đơn bạn cần ghi rõ địa điểm và thời gian bạn làm đơn báo bên góc phải; và phải có ký ghi rõ họ tên người là đơn.
Tải xuống mẫu đơn báo mất giấy tờ tùy thân
Mời bạn xem thêm và tham khảo; Mẫu đơn báo mất giấy tờ tùy thân dưới đây của chúng tôi.
Như đã nêu ở trên, khi làm đơn trình báo, ngoài hình thức thì nội dung trình bày; cần phải được trình bày một cách trung thực, chi tiết; và rõ ràng để khi Cơ quan Công an tiếp nhận; đơn trình báo có thể nắm bắt được sự việc bạn trình bày và xem xét giải quyết.
Đơn trình báo mất được nộp tại công an xã, phường nơi bạn bị mất giấy tờ đó.
Ghi chú:
(1) Nêu rõ tên cơ quan công an nơi bị mất giấy tờ, tài liệu để họ tiến hành xác minh và xác nhận cho khách hàng. Ví dụ: Công an phường ABC, quận XYZ
(2) Nêu đầy đủ tất các các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng đã làm mất. Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 123456789; cấp ngày 12/03/2019, nơi cấp: Công an tỉnh XYZ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đơn báo mất giấy tờ tùy thân”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty mới thành lập tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Giấy tờ tuỳ thân là giấy tờ có chức năng, nhiệm vụ giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người. Trong hoạt động công chứng, giấy tờ tuỳ thân giúp công chứng viên xác định, nhận dạng đúng chủ thể tham gia Hợp đồng, giao dịch. Việc áp dụng thống nhất giấy tờ tuỳ thân là giấy tờ nào trong hoạt động công chứng có một ý nghĩa rất quan trọng, ngoài việc cam kết chuẩn xác trong nhận dạng chủ thể tham gia Hợp đồng, giao dịch nó còn tránh được các công chứng viên áp dụng tuỳ tiện các loại giấy tờ khác được cho là giấy tờ tuỳ thân, góp phần làm giảm tính cạnh tranh chẳng lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng.
Hộ chiếu được coi là hợp lệ nếu còn thời hạn vận dụng được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 136/ 2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh. Thời hạn của hộ chiếu được cơ bản được áp dụng thống nhất chung giữa các tổ chức hành nghề công chứng.
Riêng về thời hạn của CMND thì theo Điều 2 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về xác minh nhân dân và Khoản 4, Mục I Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05 thì thời hạn vận dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, nếu hết hạn thì phải làm thủ tục cấp lại. Quy định trên nhằm cam kết hình ảnh nhận dạng của một người chuẩn xác nhất vì theo thời gian, tuổi tác hình ảnh có thể bị thay đổi, gây phức tạp cho việc nhận dạng.