Viên chức là một trong chức danh cũng những người làm trong cơ quan, bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó mà có một số người có nguyện vọng chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ về vấn đề này. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Đơn đề nghị chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật viên chức năm 2010
Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức
Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật viên chức:
“1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.”.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì để thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức cần phải đảm bảo các điều kiện như đã nêu. Tuy nhiên việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định tại Điều 31 Nghị định 29/ 2012/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức:
“1. Hàng năm, cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này xây dựng đề án gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức quy định ở Khoản 3 Điều 30 Nghị định này xây dựng đề án gửi cơ quan có thẩm quyền phân cấp (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) phê duyệt trước khi thực hiện.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo phân công, phân cấp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 Nghị định này thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Thông báo kế hoạch, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi hoặc xét;
b) Thông báo điều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét;
c) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi, ban phúc khảo;
d) Tổ chức thu phí dự thi hoặc dự xét và sử dụng theo quy định;
đ) Tổ chức chấm thi hoặc tổ chức xét và phúc khảo theo quy chế;
e) Tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận kết quả;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi hoặc xét theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức đạt kết quả theo phân cấp.”
Đơn xin chuyển công tác của viên chức trình bày rõ nơi gửi đơn, các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, chức vụ công tác, đơn vị công tác… Viên chức cũng phải nêu rõ lý do xin chuyển đổi nơi công tác, lý do này tất nhiên phải hợp tình hợp lý và được xem xét trước. Mẫu đơn xin chuyển công tác này được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Đơn đề nghị chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức
Tải mẫu đơn tại đây
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công an là công chức hay viên chức?
- Các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức
- Các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức
- Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Đơn đề nghị chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ logo thương hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo quy định tại điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Viên chức được bố trí sang vị trí việc làm mới có yêu cầu chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng hoặc cùng yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo với chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm.
– Viên chức đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới.