Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì theo quy định?

bởi PhamThanhThuy
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì theo quy định?

Chào Luật sư hiện nay quy định về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì? Bạn tôi hiện tại đang là chủ tịch hội đồng trường của một trường đại học có tiếng. Bạn tôi có rủ tôi bỏ vốn vào đầu tư ở đây, mặc dù không có nhiều khoản tiền lời nhưng lại ổn định và có ít rủi ro. Tôi cũng đang tìm hiểu quy định về vấn đề này. Tôi có thắc mắc là hiện nay đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì? Trường đại học tư thì là đơn vị sự nghiệp công lập hay đơn vị sự nghiệp công lập? Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hiện nay có đặc điểm như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì như sau:

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì?

Hiện nay như nhiều người đã biết thì đơn vị sự nghiệp công lập là cơ quan được hiểu thực hiện mục đích được quy định, ví dụ như các trường Đại học. Vậy đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì? Căn cứ nào để xác định được một cơ quan/tổ chức đó có phải là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập? Hiện nay đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hiện nay có thể được hiểu là:

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những tổ chức sự nghiệp mà chúng không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân hoặc các đơn vị liên doanh giữa các tổ chức trong nước với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Theo Điều 2 Nghị định 53/2006/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập ngày 25/05/2006 của Chính Phủ thì : Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm mục đích  phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học – công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và đồng thời là những cơ quan hỗ trợ và nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ của người dân.

Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật và có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước ta còn khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân,… Ví dụ: trường học tư nhân, bệnh viện tư nhân, tổ chức nghiên cứu khoa học tư, bảo tàng tư nhân,… các cơ quan này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động tuân thủ theo các quy định của Bộ luật Lao động.

Khác với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như những đơn vị, cơ sở của nhà nước thực hiện các công việc về thủ tục hành chính, giấy tờ đất đai như hợp thửa quyền sử dụng đất, sổ đỏ cho người dân. Những cơ sở công lập thực hiện phục vụ về lĩnh vực giáo dục, đào tạo kiến thức theo quy định.

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hiện nay có nhiều đặc điểm chung. Bên cạnh đó thì đơn vị sự nghiệp ngoài công lập cũng có những đặc điểm riêng. Những quy định về đặc điểm của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có bao nhiêu vấn đề đáng lưu ý? Có nên đầu tư đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không? Theo quy định và thực tiễn thì đặc điểm của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là:

Căn cứ vào các quy định tại Thông tư 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tập thể, tổ chức, cá nhân,…) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, việc tuyển dụng, quản lý lao động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tuân theo các quy định của Bộ Luật lao động.

Thứ ba, Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước.

Thứ tư, Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học – công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma túy), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì theo quy định?

Nguyên tắc hoạt động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thế nào?

Hiện nay để hoạt động hiệu quả và có nguyên tắc cụ thể thì hầu hết các đơn vị hiện nay đều có nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc hoạt động của đơ vị sự nghiệp công lập là quy định chung và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thi hành những nguyên tắc đã được đặt ra. Chúng tôi tư vấn về nguyên tắc hoạt động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được hiểu thế nào?

Cơ sơ pháp lý: Mục III Thông tư 91/2006/TT-BTC, theo đó đơn vị sự nghiệp hoạt động theo

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí.

+ Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở  ngoài công lập như cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Tài sản của cơ sở ngoài công lập bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích  của cơ sở và cộng đồng.

+ Trường hợp cơ sở ngoài công lập ngừng hoạt động, phải giải thể thì vận dụng theo trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.

Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được quy định cụ thể tại Mục XII của Thông tư 91/2006/TT-BTC

Quy định về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thế nào?

Ngoài những quy định chung thì cũng có nhiều quy định về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được quan tâm. Mục đích và vai trò của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập ra để làm gì? Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hiện nay được tổ chức theo loại hình nào? Tại sao đơn vị sự nghiệp ngoài công lập lại có những quy định khác biệt so với đơn vị sự nghiệp công lập?

Theo quy định tại Mục I của Thông tư 91/2006/TT-BTC, các cơ sở ngoài công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em bao gồm:

+ Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động  theo quy định tại Nghị định số 53 của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục-đào tạo), hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), cơ sở dân số, gia đình và trẻ em.

+ Các cơ sở  ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ.

Còn lại các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma túy), cơ sở bảo vệ chăm sóc trẻ em, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 91/2006/TT-BTC.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì theo quy định?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như hợp thửa quyền sử dụng đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở ngoài công lập có được thuê nhà hay không?

Cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương và của Nhà nước.

Giá cho thuê ưu đãi đối với cơ sở ngoài công lập được xác định thế nào?

Mức giá cho thuê không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và lãi vay vốn xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án được duyệt. Đơn  giá cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng đối với cơ sở ngoài công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương, cụ thể:
+ Đối với nhà  cửa, cơ sở hạ tầng hiện có, giá cho thuê được xác định trên cơ sở đánh giá lại tài sản theo quy định hiện hành về quản lý tài sản.
+ Đối với nhà, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng mới được xác định bằng giá xây dựng (bao gồm cả thuế của đơn vị xây dựng), không bao gồm tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi vay vốn xây dựng.

Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập là để làm gì?

Tại Điều 10 Luật Viên chức 2010 quy định về chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức như sau:
– Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; 
Bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm