Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?

Chào Luật sư, tại Việt Nam chúng ta hiện nay theo tôi được biết có rất nhiều đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập nhằm mục đích phục vụ các hoạt động tổ chức xã hội của nhà nước. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc không biết các đơn vị này có làm các thủ tục thành lập nên đơn vị của mình hay không. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023 như thế nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là gì?

Đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức thuộc cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, xã hội thuộc quyền quản lý của nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập phổ biến nhất chính là các trường trung cấp, cao đẳng, đại học tại Việt Nam. Đơn vị sự nghiệp công lập được sinh ra với chức năng phục vụ nhu cầu cầu của người dân trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xã hội.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Viên chức 2010 sđ bs 2019 quy định về đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

– Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

– Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

– Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.

– Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập khá khó khăn và phức tạp. Chính vì thế khi một tổ chức nào đó muốn đơn vị của mình trở thành một đơn vị sự nghiệp công lập thì cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về việc thành lập. Hiện nay tại Việt Nam khi muốn thành lập một đơn vị sự nghiệp tổ chức của bạn phải đáp ứng đủ bốn điều kiện bắt buộc được Nhà nước Việt Nam quy định.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

1. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

a) Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

c) Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

d) Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.

Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?
Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

đ) Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

e) Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập có những giấy tờ gì?

Để có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn cần phải có sự tham khảo quy định về việc chuẩn bị một bộ hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam. Trong các hồ sơ cần chuẩn bị có 07 loại hồ sơ không thể thiếu khi nộp hồ sơ. Đó chính là mẫu tờ trình đăng ký, đề án thành lập đơn vị, dự thảo về đơn vị thành lập, người đứng đầu đơn vị, 02 báo cáo về việc thành lập và những giấy tờ khác có liên quan đến đơn vị thành lập.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ thẩm định, thành lập như sau:

2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

a) Tờ trình của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);

d) Văn bản thẩm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

đ) Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định;

e) Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan) và các tài liệu khác có liên quan đến thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?

Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay khá đơn giản chỉ cần sau khi bạn chuẩn bị xong bộ hồ sơ đăng ký thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, bạn chỉ cần nộp đến cơ quan đang quản lý trực tiếp đơn vị của bạn để hồ sơ của bạn được tiếp nhận và xử lý việc đăng ký. Thời gian giải quyết tối đa sẽ không quá 25 ngày, bạn sẽ nhận được kết quả về việc tổ chức của bạn có được thành lập đơn vị sự nghiệp hay là không.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ thành lập như sau:

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gửi 01 bộ hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đến cơ quan, tổ chức thẩm định được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này để thẩm định; đối với các cơ quan, tổ chức liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan, tổ chức đó vào mục nơi nhận của văn bản hoặc tờ trình đề nghị thành lập (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải lập danh mục hồ sơ theo quy định.

3. Hồ sơ gửi là văn bản chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

Để có thể thẩm định một bộ hồ sơ thành lập một đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan có thẩm quyền cần phải căn cứ vào nội dung thẩm định được quy định cụ thể tại Nghị định 120. Nếu cơ quan có thẩm quyền không căn cứ vào các quy định trên mà ra quyết định không thành lập đơn vị thì đây chính là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

2. Nội dung thẩm định, gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Hồ sơ, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định;

d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lập;

đ) Việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

e) Tính khả thi của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp với cơ quan, tổ chức trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào năm 2023?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập?

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập căn cứ vào văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định để ban hành văn bản thành lập đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định thành lập phải phù hợp với thẩm quyền thành lập đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thời gian ra quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập?

Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định và trình theo quy định, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải ra quyết định thành lập.
Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập không đồng ý việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì có ý kiến bằng văn bản (nêu rõ lý do) gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập?

– Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập;
– Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm