Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?

bởi Đinh Tùng
Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?

Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Nông Hoàng A, sắp tới là ngày rằm ở quê tôi muốn mua đèn trời về thả, khi đốt và thả đèn lên trời thì nhìn rất là đẹp. Tuy nhiên theo tôi tìm hiểu qua thì ở Việt Nam có cấm hành vi này. Vậy luật sư cho tôi hỏi đốt và thả đèn trời tại Việt Nam có phải vi phạm pháp luật không?. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc về “Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Đốt và thả đèn trời có phải đang vi phạm pháp luật?

Tại Điều 1 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg có quy định như sau:

Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” trong phạm vi cả nước.

Như vậy, việc đốt và thả đèn trời ở Việt Nam được coi là vi phạm pháp luật.

Hành vi đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Theo Khoản 2 và Khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;

đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;

e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;

g) Đốt và thả “đèn trời”;

h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;

i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;

d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, những ai có hành vi đốt và thả đèn trời thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu chiếc đèn trời mà người đấy sử dụng để đốt và thả.

Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?
Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?

Hình thức xử lý hành vi đốt và thả đèn trời?

Hình thức xử lý hành vi đốt và thả đèn trời được quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác, thả diều, bóng bay ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với các hành vi:

– Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

– Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

– Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

– Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

– Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 điều này.

Vận chuyển đèn trời để thả vào đêm trung thu bị phạt như thế nào?

Lô đèn trời đang tính vận chuyển qua bên cơ sở sản xuất mới. Như vậy thì pháp luật có cấm không? Và mức phạt với hành vi vận chuyển trên là gì?

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

– Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi vận chuyển đền trời mức phạt quy định như trên ngoài ra còn tịch thu số đèn trời đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đốt và thả đèn trời có phải vi phạm pháp luật?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Sản xuất đèn trời bị phạt bao nhiều tiền?

Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
Như vậy. hành vi sản xuất đèn trời thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Hình thức xử lý hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán đèn trời được quy định ở đâu?

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, hình thức xử lý hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời” là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm