Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?

bởi Đinh Tùng
Tài xế gặp nạn vì dây diều người thả có bị phạt không?

Xin chào Luật sư X. Vừa rồi tôi có đi thể dục quanh hồ Tây, tôi có chứng kiến cảnh người đang lái xe máy trên đoạn đường này thì bị dây diều vướng vào cổ khiến xe mất lái ngã xuống đường. Mọi người xung quanh đã ra giúp đỡ, tuy nhiên lại không thấy chủ nhân con diều ra xin lỗi hay bồi thường. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Trong trường hợp xảy ra những tai nạn nghiêm trọng do dây diều gây ra, thì có thể bị xử phạt hay không?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Thả diều, khi thú vui lại trở thành mối lo!

Thả diều là một trong những trò chơi giải trí được nhiều người yêu thích nhằm giảm bớt những căng thẳng sau một ngày làm việc, học tập. Tuy nhiên, nếu người chơi không tuân thủ những nguyên tắc nhằm bảo đảm an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh, tránh gây ra những thiệt hại đáng tiếc thì thả diều sẽ không còn là thú chơi lành mạnh nữa mà trở thành… mối lo.

Điều kiện chơi thả diều là phải ở nơi trống trải, ít cây cối, nhà cửa vì có gió mạnh và diều không bị vướng các vật cản, đứt dây. Và đương nhiên, những khu vực đông dân cư, các trục đường giao thông hay khu vực dưới các đường dây tải điện không phải là địa điểm để thả diều. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay không ít người chơi diều thường tiện đâu thả đấy; từ trong ngõ xóm khu dân cư, bờ ruộng ngoài cánh đồng rồi cả trên những tuyến đường giao thông đông người qua lại. Việc các em nhỏ chơi diều tùy tiện, không có sân chơi hợp lý, không được người lớn theo dõi, nhắc nhở thì rất dễ xảy ra những tai nạn đáng tiếc, nhất là nhiều em “liều lĩnh” thả diều ở ngay cả những nơi gần đường dây tải điện, khu vực đường tàu, khu vực có nhiều xe cộ qua lại rất dễ xảy ra tai nạn, chập cháy về điện ảnh hưởng đến tính mạng. 

Diều vừa to, dây vừa dài theo chiều gió thổi cứ thả sức vươn vượt qua cả hành lang an toàn lưới điện. Những con diều được thả vô tội vạ, tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Thực tế ở nhiều nơi đã có những vụ tai nạn điện giật, tai nạn giao thông chết người do thả diều. Tuy đã có những quy định về cấm thả diều quanh khu vực nguy hiểm nhưng không ít thanh thiếu niên vẫn vô tư chơi ở những địa điểm dễ xảy ra sự cố, bất chấp những nguy hiểm rình rập phía sau cánh diều.

Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?
Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?

Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?

Tại một số khu vực đặc biệt như gần sân bay, đường dây điện cao áp… pháp luật cấm thả diều. Còn nói chung, người dân được tự do vui chơi, lựa chọn thời gian, địa điểm thích hợp song phải đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

Trong trường hợp để diều hoặc dây diều gây thương tích hoặc thậm chí tử vong cho người khác thì tùy theo tính chất, mức độ, người thả diều có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý gây thương tích hoặc Vô ý làm chết người.

Nếu việc thả diều gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật dưới 31%, người thả diều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại cho người đó theo quy định của pháp luật.

Tội Vô ý gây thương tích

Tội này được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Tội Vô ý làm chết người

Tội này được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Hiện nay, theo quy định pháp luật trò chơi thả diều chỉ được ghi nhận rải rác trong một số văn bản như Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Trong đó, hành vi thả diều ở khu vực sân bay, khu vực cấm bị xem là hành vi bị cấm thực hiện. Người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Về lĩnh vực điện lực, có ghi nhận quy định về hành vi vi phạm quy định về an toàn điện tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP. Theo đó, hành vi thả diều gây sự cố lưới điện người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài các quy định nêu trên, chưa có quy định nào khác điều chỉnh về việc thả diều.

 “Thả diều là một trò chơi dân gian, bản thân người thả diều tôi cho rằng, không ai mong muốn và có suy nghĩ khi chơi sẽ dẫn đến thương tích cho người khác. Tuy nhiên, mặc dù hiện nay chưa có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về trò chơi này. Nhưng người thả diều cần phải biết hoặc ý thức được những nơi mình thả diều như đường giao thông, khu vực đông người, dây diều hoàn toàn có thể bị mắc, vướng vào người đi đường khi con diều bị chao, liệng hoặc cắm đầu xuống. Người thả diều có thể vì quá tự tin hoặc cẩu thả nên cho rằng việc đó không xảy ra hoặc hoàn toàn có thể ngăn chặn được”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là vô ý làm chết người?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người mà:
Không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước; hoặc
Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Mức phạt hành chính đối với trường hợp vô ý gây thương tích?

Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được xếp vào một trong các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Theo đó, khoản 1 Điều 7 Nghị định 144 quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
[…]

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm