Gây mất an ninh, trật tự là gì?

bởi Thanh Hằng
Gây mất an ninh, trật tự là gì

Trong những năm gần đây, tình hình an ninh, trật tự, nhất là ở cơ sở diễn biến phức tạp: tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã xuất hiện các điểm nóng, các vụ khiếu kiện đông người, các mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài dễ đến xung đột xảy ra. Tình hình an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp, khu biên giới cũng có xu hướng gia tăng. Đó là các biểu hiện của việc gây mất an ninh, trật tự. Vậy gây mất an ninh trật tự là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

An ninh, trật tự là gì ?

An ninh  trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trong đó an ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt của một chế độ xã hội độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Bên cạnh đó, trật tự xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.

Như vậy, để bảo đảm an ninh trật tự của xã hội, một quốc gia phải đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Gây mất an ninh, trật tự là gì?

Gây mất an ninh, trật tự là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Người có hành vi gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gây mất an ninh, trật tự biểu hiện qua các hành vi cụ thể như:

– Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;

– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;

– Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;

– Tụ tập đánh nhau…

Các hành vi gây mất an ninh, trật tự được thực hiện ở những địa điểm như rạp chiếu phim, rạp hát, sân vận động, công viên, đường phố,… Ở đó, các hoạt động chung được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Như vậy, hành vi gây mất an ninh, trật tự là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi gây mất an ninh, trật tự có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gây mất an ninh, trật tự là gì
Gây mất an ninh, trật tự là gì

Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội là gì?

Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân có trách nhiệm trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

– Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.

– Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.

– Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Quân đội nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.

– Thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp; thực hiện giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quản lý đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thực hiện công tác dẫn giải, áp giải, quản lý kho vật chứng, bảo vệ phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

– Thực hiện quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, con dấu, trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và giấy tờ tùy thân khác; đăng ký, cấp, quản lý biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện quản lý về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp quản lý và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

– Làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh mạng, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh xã hội, an ninh môi trường.

– Hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

– Quyết định hoặc kiến nghị đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật khi có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

– Quản lý, phát triển công nghiệp an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.

– Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

– Thực hiện nghĩa vụ quốc tế; hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt khi gây mất an ninh, trật tự

Căn cứ vào Khoản 1, 2 Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả của Nghị định 144/2021/NĐ-CP,

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

d) Trục xuất.

3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

b) Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);

c) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

đ) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;

e) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành chính;

g) Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

h) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;

i) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;

k) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;

l) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định;

m) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

n) Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

o) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét;

p) Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;

q) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

r) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;

s) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi biên bản kiểm định;

t) Buộc xin lỗi công khai;

u) Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;

v) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:

a) Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Tổ hợp tác.

4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Gây mất an ninh, trật tự là gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến khôi phục mã số thuế doanh nghiệp bị khóa ;đăng ký tạo chữ ký số, token, giải thể công ty mới thành lập, chữ ký điện tử quy định , … của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để bảo vệ an ninh trật tự của xã hội?

bảo vệ an ninh quốc gia phải gắn liền với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội vì xã hội chính là nền tảng cho sự bền vững của một quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó, các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
– Đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh)
– Giữ gìn trật tự nơi công cộng;
– Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông;
– Phòng ngừa, chống dịch bệnh, thiên tai;
– Bài trừ các tệ nạn xã hội;
– Bảo vệ môi trường.

Ai có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự của quốc gia và xã hội?

Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia gồm:
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ Công an nhân dân.
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân.
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.
– Lực lượng Công an nhân dân 

Sự khác nhau giữa vi phạm trật tự và gây rối trật tự công cộng?

Cụ thể thì; gây rối trật tự công cộng là một tội danh trong pháp luật hình sự khi đủ các yếu tố cấu thành; còn “Vi phạm trật tự công cộng” chỉ là bị xử phạt hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm