Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?

bởi BuiNgan
Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là người tham gia giao thông. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.

Khi xảy ra tai nạn, dẫn đến hậu quả thì người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm trước pháp luật. Đặc biệt, khi tham gia giao thông mà gây tai nạn dẫn đến chết người sẽ phải chịu các chế tài tương ứng. Cùng Luật sư X tìm hiểu trường hợp gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố là vì sao qua bài viết dưới đây.

Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?

Theo Điều 260  Bộ luật hình sự 2015

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Nếu có dấu hiệu “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015. Việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cần phải đợi kết quả điều tra của Cơ quan điều tra sau khi xem xét, thu thập chứng cứ, lỗi vi phạm phải là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

Theo quy định của pháp luật hình sự, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:

  • Không chấp hành quy định về an toàn giao thông;
  • Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông như: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, khi tòa án xét xử nếu cơ quan điều tra không thể chứng minh người gây tai nạn không có lỗi khi tham gia giao thông hoặc lỗi đó không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn thì không phạm tội theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 và chỉ tiến hành phần bồi thường dân sự, không bị khởi tố.

Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Theo quy định pháp luật dân sự về cách xác định thiệt hại thì người gây tai nạn giao thông chết người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có) và thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Cụ thể:

Theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm: 

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • 4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm: 

Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?
Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, người lái xe gây tai nạn giao thông chết người sẽ phải có trách nhiệm bồi thường gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (tài sản bị hư hỏng, mất mát nếu có) và do tính mạng bị xâm phạm (gây chết người).

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường các thiệt hại đã liệt kê bên trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Khi nào gây tai nạn chết người nhưng không phải bồi thường?

Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định nếu thuộc các trường hợp dưới đây sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

  • Do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép);
  • Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Do đó dù gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu có căn cứ chứng minh thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, mẫu tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin hợp pháp hóa lãnh sự, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt tiền đối với hành vi gây tai nạn chết người

Người gây tai nạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Gây tai nạn chết người có bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn không?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, người lái xe gây tai nạn chết người có thể chỉ bị tước giấy phép lái xe từ 1 năm đến 05 năm.

Gây tai nạn giao thông chết người được bảo hiểm chi trả bao nhiêu %?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 22/2016/TT-BTC, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với xe cơ giới là 100 triệu/người/vụ tại nạn, trường hợp đối với vụ tại nạn đã được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người đối các đối tượng thuộc bên thứ ba là 50% mức bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm