Giá đền bù đất làm đường là bao nhiêu theo quy định mới?

bởi Hương Giang
Giá đền bù đất làm đường

Nhà nước khi thu hồi đất của người dân sẽ đền bù cho người dân một khoản tiền bồi thường nhất định dựa trên diện tích đất bị thu hồi. Mức giá này sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định dựa trên đặc tính của từng loại đất và tài sản gắn liền trên đất. Mỗi địa phương sẽ có những khung giá đền bù đất làm đường khác nhau. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Giá đền bù đất làm đường được xác định như thế nào? Nguyên tắc đền bù đất làm đường là gì? Mức giá đền bù đất làm đường do ai quyết định? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về giá đền bù đất làm đường

Mỗi loại đất có mục đích sử dụng khác nhau, có khung giá đền bù khác nhau. Vì vậy, khi đủ điều kiện đền bù mà bị thu hồi thì người dân sẽ được đền bù theo quy định đền bù đất làm đường và giá đền bù đất quy hoạch giao thông sẽ do UBND tỉnh/thành phố quyết định tại thời điểm thu hồi.

Căn cứ khoản 2 điều 74, khoản 3 và khoản 4 điều 114 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá đất).

Theo đó, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Giá đất sẽ được áp dụng khi tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Đền bù đất làm đường dựa trên nguyên tắc gì?

Về nguyên tắc bồi thường thu hồi đất được quy định trong Điều 74 Luật đất đai quy định. Người có đất bị thu hồi nếu có đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường về đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Mức giá đền bù đất làm đường do ai quyết định?

Trường hợp 1: Bạn không đủ điều kiện để được nhận đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Tức bạn không thuộc trường hợp được nhận đền bù bồi thường là đất ở được Nhà nước giao theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 79 Luật Đất đai 2013 (ví dụ như không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoặc đang sử dụng đất thuê của Nhà nước…)

Lúc này, do bạn không được nhận tiền đền bù, bồi thường về đất nên được nhận các khoản bồi thường và hỗ trợ khác: Ví dụ như bồi thường tài sản gắn liền với đất, cây trồng/vật nuôi trên đất, hỗ trợ khác tùy theo tình hình thực tế tại địa phương…

Trường hợp 2: Bạn đủ điều kiện được nhận đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Tại đây, bạn có thể được nhận đền bù bồi thường là đất ở được Nhà nước giao không thông qua đấu giá. Nếu trong trường hợp không còn quỹ đất để đền bù bồi thường thì bạn được đền bù bằng tiền tính theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại thời điểm thu hồi đất.

Giá đất cụ thể được tính toán theo các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013, Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ trên kết quả điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai đối với thửa đất bị thu hồi;

– Căn cứ phương pháp xác định giá đất cụ thể được quy định tại Điều 3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP: Các phương pháp này bao gồm hệ số điều chỉnh, thu thập, thặng dư, so sánh trực tiếp, chiết trừ;

Giá đền bù đất làm đường
Giá đền bù đất làm đường

– Căn cứ kết quả tư vấn của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể (Sở Tài nguyên và Môi trường dựa trên nhu cầu định giá đất tại địa phương để lập kế hoạch định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đồng thời, tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Việc lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật).

=> Do giá đất thị trường tại từng khu vực là khác nhau, đồng thời thửa đất thu hồi tại mỗi nơi cũng có sự khác biệt, vì vậy, không có giá cụ thể được áp dụng chung trong cả nước mà tùy từng trường hợp thu hồi cụ thể mà giá đất này được định giá theo quy định pháp luật.

Như vậy, mức giá đền bù bồi thường khi thu hồi đất để làm đường là giá đất cụ thể được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất bị thu hồi quyết định thông qua trình tự, thủ tục xác định giá cụ thể tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản có liên quan. Mức giá này là khác nhau cho từng địa phương, từng dự án thu hồi đất và từng trường hợp cụ thể, do đó, không có mức giá chung được áp dụng trong cả nước. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với ban bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện để có thêm các thông tin cụ thể về mức giá này cho trường hợp của mình.

Giá đền bù đất làm đường được xác định như thế nào?

Giá đền bù đất làm đường đối với đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Vì vậy khi Nhà nước thu hồi nhằm thực hiện các mục đích an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội hoặc các mục đích khác thì người có đủ điều kiện sẽ được hưởng đền bù theo luật đền bù đất nông nghiệp hiện hành.

Hiện nay, Theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất nông nghiệp và là căn cứ để UBND cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.

Giá đền bù đất nông nghiệp: = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).

Trong đó: Giá đất được tính bằng = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Giá đền bù đất làm đường đối với đất thổ cư

Trường hợp người dân bị thu hồi đất thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được cấp hợp pháp) thì đã đủ điều kiện để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, không phụ thuộc vào việc đất có nằm trong quy hoạch. Về giá tính bồi thường đất thổ cư là giá đất cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Ngoài ra, trường hợp không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đủ điều kiện cấp Sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất, bạn đọc xem chi tiết tại  khoản 1 Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Cách xác định khung giá đền bù đất làm đường cao tốc

Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.

Vị dụ: Tại tỉnh Đồng Nai, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua huyện Xuân Lộc, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giá đất được tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất có mức giá thấp nhất là 120 ngàn đồng/m2 và cao nhất là hơn 4,8 triệu đồng/m2 tùy vị trí đất.

Quy trình đền bù đất làm đường

Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, thực hiện kế hoạch thu hồi đất

Các công việc cụ thể trong bước này bao gồm:

– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền gửi thông báo thu hồi đất đến người sử dụng đất:

+ Thông báo phải được gửi đến người sử dụng đất trước ít nhất là 180 ngày đối với việc thu hồi đất phi nông nghiệp và trước ít nhất 90 ngày trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;

+ Niêm yết thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi;

+ Thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa, báo, đài phát thanh…);

Bước 2: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (gồm có tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Hình thức lấy ý kiến: trực tiếp với người sử dụng đất tại nơi bị thu hồi (việc lấy ý kiến phải được lập thành văn bản và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi);

– Tiến hành niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quyết định;

– Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thì phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài nguyên và Môi trường/Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất bị thu hồi);

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất; Thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Đồng thời, gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi;

– Thực hiện thu hồi, đền bù, bồi thường theo phương án đã được phê duyệt. Trong trường hợp người sử dụng đất không đồng ý với quyết định thu hồi, phương án đền bù, bồi thường thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện thuyết phục, vận động để người sử dụng đất tự nguyện thực hiện.

Trường hợp người sử dụng đất không bàn giao đất sau khi đã được thuyết phục, vận động thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định hiện hành.

Bước 4: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng quản lý đất sau thu hồi (đất đã giải phóng mặt bằng) trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao/cho thuê theo quy định pháp luật để thực hiện dự án làm đường.

Như vậy, trình tự, thủ tục thu hồi đất để làm đường được thực hiện theo các bước mà chúng tôi đã nêu trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Giá đền bù đất làm đường” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ Đổi tên căn cước công dân, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quy định khung giá đền bù đất làm đường cao tốc như thế nào?

Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.

Điều kiện để được đền bù đất hành lang giao thông khi bị thu hồi như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc hành lang an toàn giao thông được đền bù về đất khi bị thu hồi nếu có đủ các điều kiện sau:
Đất thuộc hành lang an toàn giao thông không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định nhưng chưa được cấp.

Người dân khi có đất bị thu hồi sẽ được đền bù theo những hình thức nào?

Người dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:
+ Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.
+ Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm