Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay bị xử lý như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay

Chiêu lừa giả mạo tổ chức ngân hàng mời chào cho vay; đã xuất hiện khoảng hai năm trở lại đây và các ngân hàng liên tục cảnh báo đến khách hàng; thông qua nhiều hình thức tin nhắn, email, trên giao diện các ứng dụng của từng ngân hàng. Bên cạnh nhiều phương thức lừa đảo truyền thống; nổi lên trong giai đoạn gần đây là thủ đoạn ” Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay”; để chiếm đoạt tài sản của người dân. Cuối năm, để tránh “sập bẫy” kẻ gian, mọi người cần cảnh giác để không bị mất tiền oan uổng. Các đối tượng lừa đảo đã lập nên một kịch bản khá chuyên nghiệp; nên không ít khách hàng dù cẩn trọng nhưng vẫn bị lừa.

Câu hỏi: Dạo gần đây tôi và người thân liên tục nhận được tin nhắn; được cho là từ các ngân hàng để mời chào cho vay tiền với lãi suất thấp. Vậy luật sư cho tôi hỏi đây có phải là thủ đoạn lừa đảo không ạ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X nhé.

Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay như thế nào?

Chiêu lừa giả mạo tổ chức ngân hàng mời chào cho vay; đã xuất hiện khoảng hai năm trở lại đây và các ngân hàng liên tục cảnh báo đến khách hàng; thông qua nhiều hình thức tin nhắn; email, trên giao diện các ứng dụng của từng ngân hàng.

Các đối tượng quảng cáo trá hình trên mạng xã hội hoặc Zalo; về các loại hình cho vay từ Ngân hàng với thủ tục dễ dàng, giải ngân nhanh chóng. Khi người dân có nhu cầu và liên lạc, các đối tượng này mạo danh nhân viên ngân hàng; để hỗ trợ và tạo lòng tin bằng cách gửi thẻ tự chế; giả mạo nhân viên thẩm định hoặc chăm sóc khách hàng của Ngân hàng.  

Thủ đoạn là chúng sử dụng fanpage, facebook, website, Zalo có hình ảnh logo; hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn của các ngân hàng… ;thậm chí hình ảnh của nhân viên ngân hàng để liên hệ với khách hàng; giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn giải ngân nhanh với thủ tục đơn giản qua mạng. Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cần nộp một khoản phí; chuyển Internet Banking vào tài khoản lừa đảo; để được hưởng ưu đãi rồi chiếm đoạt tiền phí, chặn mọi liên lạc.

Bằng việc click vào đường link của trang website do những kẻ lừa đảo lập để nhận phần thưởng. Khi nhấp vào thì ứng dụng sẽ hỏi; đồng ý cho truy cập vào điện thoại của bạn, truy cập Internet Banking.

Nếu bấm vào đồng ý thì mọi thông tin cá nhân; thì ngay lập tức tài khoản ngân hàng của bạn sẽ bị đánh cắp.

Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay

Các chiêu trò giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay

Cũng mạo danh ngân hàng để lừa còn có thêm hình thức giả mạo tin nhắn SMS. Trong thủ đoạn này, đối tượng phạm tội sử dụng các thiết bị viễn thông công nghệ cao; giả mạo tin nhắn SMS có tên thương hiệu các tổ chức ngân hàng, công ty tài chính; (Sacombank, ACB, BIDV, TPBank, Zalopay…) gửi đến các thuê bao di động; được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu “thật” của các ngân hàng; trên điện thoại di động của người dùng với nội dung cảnh báo giả mạo; để tạo tâm lý hoang mang lo sợ của người dân; đồng thời gây nhầm tưởng đây là thông tin chính thức từ các ngân hàng.

Tinh vi hơn, trong nội dung tin nhắn SMS giả mạo này có kèm đường link website; có địa chỉ tên miền gần giống với tên ngân hàng; để dẫn dụ nạn nhân nhập thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến (user và password đăng nhập); số điện thoại và mã OTP xác nhận tài khoản trên website giả mạo đó. Những thông tin nạn nhân cung cấp trên đường link đồng thời được truyền về cho các đối tượng hacker; và lập tức bị mất quyền sử dụng tài khoản ngân hàng trực tuyến về tay hacker. Theo đó, toàn bộ tiền trong tài khoản cũng bị chiếm đoạt tức thời mà nạn nhân không hề biết.

Các bước để giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay

Bước 1: Lấy lòng tin

Các đối tượng quảng cáo trá hình trên mạng xã hội hoặc Zalo về các loại hình cho vay; từ Ngân hàng với thủ tục dễ dàng, giải ngân nhanh chóng. Khi người dân có nhu cầu và liên lạc, các đối tượng này mạo danh nhân viên ngân hàng; để hỗ trợ và tạo lòng tin bằng cách gửi thẻ tự chế; giả mạo nhân viên thẩm định hoặc chăm sóc khách hàng của Ngân hàng.

Bước 2: Lừa đảo bằng hồ sơ ảo

Đối tượng hướng dẫn người dân chỉ cần chuyển thông tin CMND; hoặc căn cước công dân và thông tin hộ khẩu qua Zalo để được phê duyệt khoản vay,;yếu là các hạn mức nhỏ. Đối tượng sử dụng hình ảnh giả mạo; gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã được giải ngân khoản vay.

Bước 3: Chiếm đoạt tiền

Đối tượng yêu cầu người dân, để nhận được khoản vay; cần nộp trước một khoản tiền cho kỳ thanh toán đầu tiên vào một số tài khoản; mà kẻ gian cung cấp. Sau khi nhận được tiền, đối tượng chặn toàn bộ liên lạc với nạn nhân.

Để tránh hậu quả đáng tiếc; ngân hàng khuyến cáo người dân nên trực tiếp làm việc với ngân hàng khi có nhu cầu.

Biện pháp phòng ngừa

– Liên hệ với các chi nhánh ngân hàng gần nhà; hoặc mình thường lựa chọn giao dịch để làm các thủ tục vay. Tuyệt đối không làm thủ tục vay với người tự xưng là nhân viên ngân hàng; thông qua fanpage, facebook, website, Zalo sử dụng hình ảnh logo, hình ảnh mạo danh ngân hàng. Cũng như không đóng “phí vay” vào tài khoản ngân hàng cá nhân; do đối tượng mạo danh ngân hàng cung cấp; vì hành động này hết sức rủi ro, dẫn đến việc mất khoản tiền phí nói trên.

– Khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; cần chọn lọc những thông tin nào có thể chia sẻ công khai. Thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking. Tuyệt đối không cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho bất cứ ai; dưới bất kỳ hình thức nào. Tuyệt đối không tiết lộ thông tin tài khoản đăng nhập khi sử dụng dịch vụ Smartbanking; Internetbanking (như user, mật khẩu, mã OTP…) cho người khác..

Giả mạo ngân hàng cho vay vốn để lừa tiền khách hàng là thủ đoạn lừa đảo mới; của những tội phạm, kẻ gian thực hiện nhiều trong dịp cuối năm. Người dân cần đề cao cảnh giác hơn nữa; nhằm tránh rủi ro khi giao dịch với các website giả mạo này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, đối với hành vi giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp
…….
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Hành vi giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay là gì?

Là các hành vi giả mạo, tự xưng là cán bộ thẩm định khoản vay và chăm sóc khách hàng của các ngân hàng, lợi dung tâm lý cả tin, cần vay tiền của người dân trong thời điểm kinh tế khó khăn chịu tác động của dịch Covid để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo mới để chiếm đoạt tài sản thông qua việc mời chào, cung cấp các khoản vay từ Ngân hàng. 

Hành vi giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay gồm những thủ đoạn như thế nào?

Với thủ đoạn “Mạo danh ngân hàng cho vay”, các đối tượng sẽ sử dụng Fangage Facebook, website, Zalo có hình ảnh logo, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn của các ngân hàng…, thậm chí hình ảnh của nhân viên ngân hàng để liên hệ với khách hàng, giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn giải ngân nhanh với thủ tục đơn giản qua mạng. Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cần nộp một khoản phí chuyển Internet Banking vào tài khoản lừa đảo để được hưởng ưu đãi rồi chiếm đoạt tiền phí, sau đó chặn mọi liên lạc.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm