Những vấn đề xoay quanh việc đóng và rút bảo hiểm xã hội luôn nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc. Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại doanh nghiệp phổ biến nhất trong mô hình các doanh nghiệp được thành lập chính quy và có những sự kiểm tra giám sát gắt gao từ nhiều cơ quan ban ngành. Người đứng đầu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên. Vậy đối với giám đốc công ty TNHH một thành viên thì những quy định về bảo hiểm như thế nào? Bài viết “Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có phải đóng BHXH?” hôm nay của chúng tôi sẽ cho bạn những thông tin liên quan về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên là gì?
Giám đốc là người quản lý doanh nghiệp, đưa ra những chính sách và định hướng giúp doanh nghiệp phát triển được tốt hơn. Có nhiều hình thức giám đốc khác nhau. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì có hai loại hình giám đốc cơ bản đó là giám đốc là chủ sở hữu loại hình này thì giám đốc sẽ không được trả lương và doanh thu, lợi nhuận được coi là nguồn tiền của giám đốc. Trường hợp hai là giám đốc được thuê về để thực hiện những nghiệp vụ cơ bản có trả lương.
Giám đốc (doanh nghiệp) là thành viên trong nhóm quản lý của doanh nghiệp làm nhiệm vụ dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực, bộ phận chức năng cụ thể tại doanh nghiệp. Hiện nay, trong 1 doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều giám đốc tùy theo quy mô và điều lệ của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 24, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Theo quy định này chức danh Giám đốc thuộc người quản lý doanh nghiệp và trong một số trường hợp giám đốc là người sử dụng lao động.
Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có phải đóng BHXH?
Hiện nay vì được phân chia thành hai loại hình giám đốc nên cũng có hai trường hợp trong vấn đề này. Nếu bạn là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đây là doanh nghiệp của bạn, bạn không có bảng lương và không được trả lương hàng tháng thì bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng nếu bạn là giám đốc được doanh nghiệp thuê về để thực hiện chuyên môn có bảng lương và được gửi lương hàng tháng thì bạn cần phải đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 115/2015/NĐ-CP ban hành ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc là người quản lý của doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó giám đốc doanh nghiệp vẫn phải đóng BHXH theo quy định.
Giám đốc có phải tham gia BHYT, BHTN không?
Nếu bạn thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội theo diện bắt buộc thì bạn cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế trong trường hợp này. Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế đối với những cá nhân giữ chức vụ giám đốc thì hiện nay mức đóng được quy định là giống với mức hưởng của những người lao động khác tuỳ thuộc vào thu nhận mà bạn nhận được trích ra để đóng bảo hiểm xã hội thì cũng có những điều chỉnh về quyền lợi khác nhau.
Bên cạnh việc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định giám đốc cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Những giám đốc doanh nghiệp kinh doanh về 1 số lĩnh vực đặc thù những dịch vụ luật đất đai giải quyết có vụ việc kèm mức giá như giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở, sang tên sổ đỏ, bồi thường thu hồi đất. Người đứng đầu doanh nghiệp này khi tham gia BHXH cần áp dụng theo quy tắc pháp luật quy định.
Theo Khoản 6, Điều 1, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) gồm:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động kí hợp đồng theo theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào quy định trên giám đốc là người quản lý doanh nghiệp mà hưởng tiền lương (giám đốc được hội đồng quản trị thuê quản lý) thuộc đối tượng phải tham gia đóng BHYT bắt buộc.
Theo Quy định tại Điều 43, Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Căn cứ theo quy định như đã nêu trên thì không phải tất cả các Giám đốc đều phải đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ có các giám đốc có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mới phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn phải đóng thêm các khoản bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp khi có hợp đồng lao động. Trong trường hợp giám đốc là chủ đơn vị doanh nghiệp thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch hiện hành
- Mẫu phiếu thu thập thông tin dân cư mới năm 2023
- Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập công TNHH LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có phải đóng BHXH?”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Quy định tại Điều 43, Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Căn cứ theo quy định như đã nêu trên thì không phải tất cả các Giám đốc đều phải đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ có các giám đốc có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mới phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Khoản 6, Điều 1, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) gồm:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào quy định trên giám đốc là người quản lý doanh nghiệp mà hưởng tiền lương (giám đốc được hội đồng quản trị thuê quản lý) thuộc đối tượng phải tham gia đóng BHYT bắt buộc.
Đối tượng áp dụng: Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh MTV được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên ( do một cá nhân làm chủ không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất kinh doanh)
Theo điểm 2.6 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ( sửa đổi, bổ sung thông tư số 78/2014/TT-BTC) Quy định các khoản chi phí không được trừ :
“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên ( do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh”
Vì vậy Không được đưa lương của giám đốc công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Kết luận: Vậy loại hình doanh nghiệp TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì không hưởng lương và được đưa lương. Vì vậy giám đốc công ty TNHH một thành viên (cá nhân là chủ sở hữu) thì là đối tượng không được hưởng lương cho nên không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, và cũng không được đưa vào.