Giao dịch vốn theo quy định pháp luật ngoại hối 2022

bởi DangNgocHa
Giao dịch vốn theo quy định pháp luật ngoại hối 2022

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng toàn cầu hiện nay. Để có thể thực hiện được hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, việc lưu chuyển dòng vốn là vô cùng thiết yếu. Pháp luật phải điều chỉnh làm sao để vừa tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nước ngoài vừa đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia, an ninh tài chính. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu các quy định pháp luật ngoại hối về giao dịch vốn thông qua tình huống sau đây: “ Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi là giao dịch vốn được hiểu thế nào theo pháp luật ngoại hối? Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì việc chuyển vốn phải tuân thủ những gì? Cũng như các vấn đề pháp lý liên quan? Cảm ơn luật sư tư vấn!”

Căn cứ pháp lý

Pháp lệnh ngoại hối 2005

Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013

Ngoại hối là gì?

Ngoại hối có thể được hiểu là các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.

Pháp lệnh ngoại hối 2005 ở nước ta có đưa ra khái niệm ngoại hối bằng cách liệt kê, theo đó ngoại hối bao gồm:

– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (ngoại tệ);

– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

– Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Giao dịch vốn là gì?

Hoạt động ngoại hối có thể được hiểu là tổng hợp các hành vi pháp lý do các chủ thể thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối 2005 cũng đưa ra khái niệm về hoạt động ngoại hối, theo đó hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Như vậy hoạt động ngoại hối có thể bao gồm các nhóm hoạt động sau đây:

– Giao dịch vãng lãi

– Giao dịch vốn

– Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

– Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối

– Các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.

Trong đó, Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:

– Đầu tư trực tiếp;

– Đầu tư gián tiếp;

– Vay và trả nợ nước ngoài;

– Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;

– Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Để hiểu hơn về giao dịch vốn là gì? Ta có thể tìm hiểu thêm về khái niệm người cư trú và người không cư trú theo quy định pháp luật ngoại hối, cụ thể:

– Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
+ Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 điều 4 pháp lệnh ngoại hối 2005
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
+ Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 điều 4 pháp lệnh ngoại hối 2005 và cá nhân đi theo họ;
+ Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
+ Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

– Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005

Đầu tư nước ngoài vào việt nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép. Việc góp vốn đầu tư, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác phải thực hiện thông qua tài khoản này.

– Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư, chuyển ra nước ngoài. Trường hợp nguồn thu nói trên là đồng Việt Nam muốn chuyển ra nước ngoài thì được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.

– Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giao dịch vốn theo quy định pháp luật ngoại hối 2022
Giao dịch vốn theo quy định pháp luật ngoại hối 2022

Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

– Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này.

– Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú từ hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư hoặc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp và các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.”

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được sử dụng các nguồn vốn ngoại hối sau đây để đầu tư:

– Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép;

– Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép;

– Ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú phải mở tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký việc thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Chuyển vốn, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về Việt Nam

Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp từ việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan chuyển về Việt Nam phải thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.”

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

– Tổ chức tín dụng được phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Khi được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, người cư trú không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 15a Pháp lệnh Ngoại hối thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vay, trả nợ nước ngoài

Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ

Việc Chính phủ vay, ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện vay, trả nợ nước ngoài; bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú

– Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
– Người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ.
– Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.
– Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài.
– Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật có liên quan.

Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài

Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ

Chính phủ quyết định việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền.

Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế

– Tổ chức tín dụng được phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.”

Phát hành chứng khoán trong và ngoài nước

Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam

Khi được phép phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, người cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam

Khi được phép phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam đúng không?

Đúng! Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép đúng không?

Đúng! Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép. Việc góp vốn đầu tư, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác phải thực hiện thông qua tài khoản này.

Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được sử dụng các nguồn vốn ngoại hối nào để đầu tư?

Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được sử dụng các nguồn vốn ngoại hối sau đây để đầu tư:
– Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép;
– Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép;
– Ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm