Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?

bởi Bảo Nhi
Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?

Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, nó  sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau bệnh tật. Người lao động thuộc nhóm đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong khi đó người dân cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện và được hưởng những quyền lợi đặc biệt từ các chế độ của nó mang lại. Tuy nhiên, một số những giao viên hợp đồng còn những thắc mắc không biết họ có phải là những đối tượng bắt buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Giáo viên hợp đồng là gì?

Giáo viên hợp đồng là những người được các trường ký hợp đồng lao động để thực hiện hoạt động giảng dạy, được trả lương nhưng không trong quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó.

Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?

Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?
Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động thuộc trường hợp sau đây phải tham gia BHXH bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, giáo viên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì chị đã thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, nếu nhà trường mà giáo viên đó đang làm không đóng bảo hiểm xã hội cho người đó thì sẽ vi phạm quy định pháp luật.

Các trường hợp người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động thuộc các trường hợp sau thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Vì thế, theo phương pháp loại trừ thì những người lao động ký kết các hợp đồng sau sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội:

  • Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng
  • Hợp đồng thử việc

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Mức đóng tiền khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Mức đóng của người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại điều 85, điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong trường hợp của bạn, bạn và công ty phải đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng như sau:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hàng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

a) Mức đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

  1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  2. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
  3. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
  4. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hàng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  1. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:
    a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;
    b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”

“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

  1. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
    a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

    b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
    c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.

4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.

5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.”

– Mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– Mức đóng của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mua hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 24 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Tại Điều 46 Luật việc làm 2013 có quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Để hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hợp đồng lao động dưới 03 tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên mới phải đóng BHXH bắt buộc. 
Nhưng theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, điểm b khoản 1 Điều 2 thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có:
“b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Theo đó, người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên đến dưới 03 tháng phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hiệu lực thi hành thì quy định tại điểm b khoản 1 Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Như vậy: Người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2018. Chính vì vậy, trong năm 2016 nếu hợp đồng lao động của bạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì bạn vẫn chưa phải tham gia BHXH nhưng kể từ năm 2018 với những hợp đồng này bạn sẽ bắt buộc phải tham gia.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm