Chào Luật sư, tôi đang mang thai nhưng do sức khỏe không ổn định nên tuần trước tôi có xin nghỉ vài ngày. Khi tôi vào làm lại thì chị bên phòng nhân sự có làm khó dễ cho tôi, yêu cầu tôi phải cung cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Không biết hiện nay giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có khó lấy không? Giấy chứng nhận dưỡng thai do cơ quan nào cấp và thủ tục xin như thế nào? Theo luật hiện hành thì Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được quy định như thế nào? Có bắt buộc phải xin giấy chứng nhận dưỡng thai hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. LSX xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai của lao động nữ được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Hiện nay quy định về giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai của lao động nữ được nhiều người quan tâm. Nhiều người có thắc nắc rằng không biết hiện nay việc nghỉ dưỡng thai của lao động nữ được quyết định dựa trên những yếu tố gì? Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định về việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:
“Điều 18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
[…]
- Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
- Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này. - Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.
[…]”
Như vậy, trong trường hợp bạn đang mang thai và muốn được cấp chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì có thể tham khảo các quy định trên và dựa vào biên bản giám định y khoa để có thể xác định có đủ điều kiện được cấp chứng nhận nghỉ dưỡng thai hay không.
Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Quy định về giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai hiện nay có giá trị sử dụng trong bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xin giấy chứng nhận dưỡng thai là việc làm cần thiết để chứng minh và bảo vệ tốt quyền lợi cho người phụ nữ mang thai. Hiện nay có thể Căn cứ khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định như sau:
“Điều 18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
[…]
- … Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
- Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.”
Như vậy, theo quy định trên, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai này chỉ sử dụng một lần và không được quá 30 ngày. Nếu hết thời hạn 30 ngày mà tình trạng của bạn vẫn cần nghỉ dưỡng thai thì bạn phải đến cơ sở y tế khám lại.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thuộc về cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được quy định cụ thể như sau:
“Điều 18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.”
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai của lao động nữ thông qua các quy định về cơ sở chứng nhận nghỉ dưỡng thai, thời hạn và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được quy định thế nào?
Quy định về giấy chứng nhận dưỡng thai hiện nay vẫn còn xa lạ và nhiều người chưa nắm rõ vấn đề này. Luật sư X xin được tư vấn về những quy định liên quan đến giấy chứng nhận dưỡng thai Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2018/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dưỡng thai như sau:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì trường hợp được ký giấy xác nhận dưỡng thai chỉ trong các trường hợp quy định phía trên. Theo đó, trạm y tế không thuộc trường hợp có thẩm quyền ký giấy xác nhận.
Giấy chứng nhận dưỡng thai có thời hạn bao lâu?
Tại hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận dưỡng thai, Phụ lục 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
- Phần Số ngày nghỉ:
- Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận dưỡng thai.
- Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Theo đó, thời hạn của giấy chứng nhận dưỡng thai sẽ được thực hiện theo chỉ định riêng của bác sĩ dựa trên sức khỏe của người bệnh nhưng cũng chỉ được tính tối đa 30 ngày nghỉ.
Trường hợp muốn nghỉ dài hơn 30 ngày thì theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017, khi hết hoặc sắp hết hạn, lao động nữ phải đi tái khám để được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới.
Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm sao?
Hiện nay trong một số trường hợp thì một số cá nhân làm mất giấy chứng nhận dưỡng thai. Vậy trong trường hợp này họ cần làm gì để có thể bảo vệ quyền lợi cho chính mình một cách tốt nhất? Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nếu không may làm mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, người lao động cần thực hiện như sau:
– Trường hợp bị mất giấy chứng nhận dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp:
Người lao động phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận dưỡng thai cho mình.
Bản sao giấy chứng nhận dưỡng thai sẽ được cấp cho người lao động trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị cấp giấy chứng nhận dưỡng thai nhận được đơn đề nghị.
– Trường hợp bị mất giấy chứng nhận dưỡng thai từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp:
Lúc này, người lao động phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận dưỡng thai.
Điều này được hiểu rằng lao động nữ phải đi khám lại từ đầu để được cấp giấy chứng nhận dưỡng thai.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được quy định thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lệ phí tách thửa đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thẩm quyền cho phép gia nhập quốc tịch năm 2023
- Đặt tên cho con có 2 quốc tịch theo quy định pháp luật
- Người không có quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp hay không?
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: Lao động nữ đã nghỉ việc điều trị ngoại trú.
Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.
Hiện nay, tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật BHXH năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn không có điều khoản nào quy định lao động nữ nghỉ dưỡng thai phải viết đơn xin nghỉ gửi cho người sử dụng lao động.
Trường hợp nghỉ không xin phép, người lao động vẫn được tính là nghỉ có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cùng với đó, tại Điều 101 Luật này cũng nêu rõ lao động nữ sinh con nghỉ dưỡng thai pải có Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.