Trong quá trình kinh doanh sản phẩm, yêu cầu tổ chức hay cá nhân cần đảm bảo độ an toàn và chất lượng tiêu dùng và kinh doanh. Chính vì điều đó, khi phân phối hay sản xuất các sản phẩm ở các đại lý rất cần giấy công bố sản phẩm có quy định thời hạn rõ ràng. Giấy công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu cũng thể hiện một kế hoạch kinh doanh của công ty đó, để hiểu hơn điều này mời bạn tham khảo tư vấn của Luật sư X.
Quy định giấy công bố sản phẩm
Công bố sản phẩm là khai báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về chất lượng hàng hóa, mà doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân sản xuất ra hàng hóa đó, hay sản phẩm nhập khẩu từ bên nước ngoài về Việt Nam. Công bố sản phẩm được chia thành hai loại đó là, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định.
Công bố sản phẩm, hay còn hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, đây là việc các bên được quy định cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các cá nhân, tổ chức cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ tiếp súc với thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm (sau đây còn gọi chung là sản phẩm) chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
Công bố hợp quy
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm (sau đây còn gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Tự công bố sản phẩm là gì?
Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
Trong khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có ghi rõ nhưng đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
- Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Lưu ý: Những sản phẩm hoặc nguyên liệu trong sản xuất, nhập khẩu dùng để sản xuất hay gia công hàng xuất khẩu, để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của doanh nghiệp không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài sẽ được miễn làm thủ tục tự công bố.
Đối tượng tự công bố sản phẩm
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ- CP, đối tượng tự công bố sản phẩm bao gồm :
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
– Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
– Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài ra, những sản phẩm hoặc nguyên liệu trong sản xuất, nhập khẩu dùng để sản xuất hay gia công hàng xuất khẩu, để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của doanh nghiệp không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài sẽ được miễn làm thủ tục tự công bố.
Quy trình tự công bố sản phẩm
Quy trình doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm được diễn ra như sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử.
- Bước 2: Doanh nghiệp bắt đầu sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng thời chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ, đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Kiểm nghiệm là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban và là một trong các hồ sơ bắt buộc để công bố chất lượng sản phẩm.
Phiếu kiểm nghiệm có tác dụng khi kết quả kiểm nghiệm phải do đơn vị đạt tiêu chuẩn VILAS 694 (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) thực hiện.
Trong quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì:
“Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).”
Như vậy, thời hạn của phiếu kiểm nghiệm sản phẩm được hiểu là khi nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm mà có yêu cầu phải có phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thì phiếu phải được cấp trong thời gian không quá 12 tháng trước khi nộp hồ sơ. Như vậy, thời hạn của phiếu kiểm nghiệm sản phẩm là không quá 12 tháng đến khi nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Giấy công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2012/NĐ-CP về thời hạn đăng ký lại bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, cụ thể:
– 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến : HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
– 03 năm đối với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ trên.
Theo quy định này, thì bản tự công bố có thời hạn 03 hoặc 05 năm tùy theo loại hình sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo pháp luật hiện hành. Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
Do đó, các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời và có hiệu lực tuy nhiên quy định Nghị định này, chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản công bố. Vì vậy, khi doanh nghiệp có thể sử dụng bản tự công bố cho đến khi có các quy định của mới từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Lưu ý: Trước khi công bố thì cá nhân, tổ chức cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của mình, bởi sản phẩm khi được công bố và đưa ra thị trường rất dễ bị các đối tượng khác xâm phạm nhãn hiệu nếu chưa được bảo hộ. Nó gây ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quá thời hạn đặt cọc
- Hợp đồng thời vụ có thời hạn là gì?
- Khi nào ký hợp đồng không xác định thời hạn?
- Giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu?
- Thời hạn nộp tiền sử dụng đất tái định cư
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Giấy công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thành lập công ty hợp danh, bảo hộ logo thương hiệu, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Không phải mọi sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh đều được công bố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thục hiện tự công bố những sản phẩm dưới đây:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
– Phụ gia thực phẩm;
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
– Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:
– Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
– Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Mỗi một quy định nhà nước đặt ra đều mang một ý nghĩa riêng để thể hiện quyền lực của mình, trong đó, việc công bố sản phẩm nhằm mục đích sau:
– Giúp cơ quan nhà nước kiểm chứng chất lượng sản phẩm và căn cứ để quy trách nhiệm cho các bên sản xuất, nhập khẩu sản phẩm
– Bảo vệ người tiêu dùng trước các sản phẩm được sản xuất trong nước và đặc biệt là sản phẩm được nhập khẩu ở nước ngoài
– Tăng tính ổn định và vai trò của nền kinh tế và giúp đỡ trong việc cạnh tranh lành mạnh khi có một nguồn hàng cùng đảm bảo chất lượng và người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm