Giấy chứng tử là một trong những giấy tờ quan trọng; đặc biệt là dùng để xác định thời điểm mở thừa kế hay giải quyết chế độ tử tuất;… Chính bởi lẽ đó; mà việc mất giấy chứng tử hay không có giấy chứng tử do đã mất quá lâu;… sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục khác nêu trên. Vậy có loại giấy tờ có thể thay thế giấy chứng tử không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người dân nói chung và khách hàng của Luật sư X nói riêng:
Chào luật sư! Bố mẹ tôi mất từ đợt chiến tranh khoảng những năm 1979. Nhà có 02 anh em trai (tôi và anh trai). Tôi vẫn sống trong căn nhà của ông bà đến bây giờ. Tuy nhiên; đến đầu năm 2022 anh trai đòi chia tài sản của bố mẹ để lại; để thuận tình anh em nên tôi đồng ý . Tuy nhiên; tôi lại không tìm thấy giấy chứng tử của bố mẹ. Xin hỏi luật sư bố mẹ tôi mất lâu rồi có làm giấy chứng tử được không? Có loại giấy tờ nào có thể thay thế giấy chứng tử không? Tôi xin cảm ơn!
Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp những vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giấy chứng tử là gì?
Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình; người thân, người đại diện hoặc cá nhân; tổ chức có liên quan để xác định một người là đã chết; trong đó xác định các thông tin về người chết như thời gian chết, địa điểm chết và nguyên nhân chết…
Khi một người mất đi; người thân của người này sẽ có nghĩa vụ thông báo tới Ủy ban nhân dân nơi cư trú để đăng ký khai tử; kết quả của thủ tục đăng ký khai tử là Giấy chứng tử.
Giấy tờ này được dùng để xác nhận một người đã chết và chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó kể từ thời điểm chứng tử; cụ thể, Giấy chứng tử là căn cứ pháp lý được dùng để:
- Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế;
- Giải quyết chế độ tử tuất;
- Xác định tài sản chung vợ chồng;
- Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác…
Một số giấy tờ có thể thay thế giấy chứng tử
Bản trích lục khai tử
Theo pháp luật hiện hành; tại khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch; cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Như vậy; hiện nay, sau khi làm thủ tục đăng ký khai tử; cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp trích lục khai tử cho người đi khai tử thay vì cấp Giấy chứng tử như trước đây.
Theo đó; trích lục khai tử lấy thông tin về đăng ký khai tử của một người ở trong Sổ hộ tịch. Giấy trích lục khai tử giống như “bản sao” của Giấy chứng tử và có giá trị pháp lý tương đương Giấy chứng tử.
Một số loại giấy tờ khác có thể thay thế giấy chứng tử
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch năm 2014:
“Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch”.
Đối với những trường hợp chết tại nhà; chết đã quá lâu; chết trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc hoặc thiên tai, lũ lụt; hay không rõ chết nơi nào… ;người thân của người chết không thực hiện đăng ký khai tử cũng như không còn lưu giữ được bất cứ giấy tờ nào để chứng minh sự kiện chết; dẫn đến cơ quan có thẩm quyền rất khó để đăng ký khai tử do không có đủ căn cứ chứng minh sự kiện chết.
Trong trường hợp này; thì người yêu cầu công chứng có thể cung cấp cho công chứng viên các giấy tờ thay thế nào khác để chứng minh người đó đã chết; thời điểm chết của người đó. Sau đây là một số giấy tờ được áp dụng trong thực tế:
Giấy tờ thay thế giấy chứng tử thứ nhất
Lý lịch đảng viên có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: Có thể nói; đây là giấy tờ có tính an toàn pháp lý cao bởi lẽ thủ tục xem xét kết nạp Đảng rất chặt chẽ; việc khai phải đầy đủ, rõ ràng, trung thực. Ở đây không chỉ yêu cầu kê khai lý lịch về bản thân của người xin vào Đảng; mà còn cả của những người thân thích như ông bà nội ngoại; cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột của người đó.
Vì vậy; người xin kết nạp Đảng phải kê khai kỹ về người thân mình; cả việc chết và mất tích của người thân, thông tin về thời gian, địa điểm chết của người đó. Lý lịch phải được thẩm tra; kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. Do những tình tiết trong lý lịch đã được các cơ quan; tổ chức điều tra xác minh và xác nhận; công chứng viên có thể căn cứ vào giấy tờ này để xác định một người là đã chết.
Giấy tờ thay thế giấy chứng tử thứ hai
Đơn xác nhận việc tử được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận: trong đó có nội dung người thân của người chết trình bày các thông tin về địa điểm; thời gian chết và cam đoan lời khai của mình; nếu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền biết thông tin về việc tử trong đơn là đúng; thì sẽ xác nhận nội dung là đúng sự thật.
Tuy nhiên; thực tế không ít trường hợp yêu cầu đăng ký khai tử cho người chết đã quá lâu; nên cơ quan hộ tịch không có cơ sở để giải quyết; cũng không có cơ sở để từ chối và né tránh bằng cách chứng thực chữ ký hoặc xác nhận những nội dung không liên quan đến sự kiện tử trong đơn yêu cầu xác nhận việc tử. Việc chứng thực chữ ký trong văn bản có nội dung trình bày; đề nghị xác nhận một người là đã chết; thì không có giá trị xác nhận một người là đã chết.
Một vấn đề rủi ro nữa là nếu người viết đơn xác nhận việc tử có quan hệ thân thiết với UBND có thẩm quyền; thì việc xác nhận đơn đó có thể không chính xác; vì có khả năng Ủy ban nhân dân vì tin tưởng người đó; không kiểm tra kỹ thông tin mà vẫn ký và đóng dấu xác nhận việc tử.
Giấy tờ thay thế giấy chứng tử thứ ba
Bản khai lý lịch quan hệ nhân thân trong giải quyết giao dịch dân sự về thừa kế: trong đó người thân của người chết khai các thông tin về họ tên; năm sinh, thời điểm, địa điểm chết của người để lại di sản; thông tin về cha mẹ, vợ chồng, con… của người để lại di sản. Bản khai lý lịch có thể được xác nhận nội dung nếu UBND có thẩm quyền biết rõ và yên tâm; tin tưởng vào nội dung đã khai trong lý lịch.
Tuy nhiên; người khai bản khai lý lịch phải chịu trách nhiệm về nội dung; UBND chỉ chịu trách nhiệm xác nhận chữ ký trong giấy tờ; văn bản là chữ ký của người khai; dẫn đến nếu người khai cố tình giấu giếm; lừa dối thông tin như năm mất của người được hưởng di sản thừa kế; thì UBND nơi chứng thực cũng không chịu trách nhiệm.
Do đó; công chứng viên rất khó xác định được có đúng là người được hưởng di sản thừa kế đã chết hay không và chết trước hay chết sau người để lại di sản. Do vậy; việc chứng thực chữ ký trong bản khai lý lịch không phải là căn cứ để chứng minh một người đã chết.
Giấy tờ thay thế giấy chứng tử thứ tư
Giấy cam kết việc tử của người thân người chết trong trường hợp không có cơ quan nào xác nhận được việc tử:
Để thực hiện việc đăng ký khai tử đối với những trường hợp chết đã lâu là rất khó khăn. Để có hướng giải quyết đối với những trường hợp người thân người chết không thể cung cấp được các tài liệu; chứng cứ như Bộ Tư pháp hướng dẫn (ảnh chụp bia mộ nơi an táng người đã chết; có xác nhận của Ban Quản lý nghĩa trang và UBND xã nơi có nghĩa trang về người chết; thời điểm chết; văn bản xác nhận của người làm chứng) dù đã làm hết khả năng; có ý kiến sẽ thực hiện theo hướng linh động cho phép người dân được tự cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật; đối với những trường hợp sự việc chết xảy ra đã quá lâu.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giấy tờ có thể thay thế giấy chứng tử theo quy định năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty; xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khai tử là khai báo cho người mới chết (theo Từ điển tiếng Việt). Dưới góc độ pháp lý, khai tử là thủ tục pháp lí nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình. Khi một người qua đời, người thân phải làm thủ tục đăng ký khai tử và kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử.
Theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ được gửi tới:
– UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam
– UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
– UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.
Theo Điều 33 Luật Hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.