Giấy chứng tử còn được biết đến là giấy khai tử; là tên gọi chung của một loại giấy tờ hộ tịch được các cơ quan có thẩm quyền cấp; cho gia đình người đã mất nhằm tuyên bố về việc một người đã qua đời. Giấy chứng tử được xem như một trong những giấy tờ quan trọng khi gia đình có người qua đời. Khi có giấy chứng tử, người thân của người đã khuất; có thể sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý như xác định quyền thừa kế; tài sản thừa kế, xác nhận tài sản chung của vợ chồng, tình trạng hôn nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp bị mất giấy chứng tử; thì có thể dùng các “Giấy tờ thay thế giấy chứng tử”.
Chào Luật sư, ông tôi mất vào năm 1998; hiện nay chúng có công việc cần sử dụng đến giấy chứng tử của ông tôi; tuy nhiên gia đình tôi lại làm mất giấy chứng tử của ông. Vậy tôi muốn hỏi là có những loại giấy tờ nào có thể thay thế được giấy chứng tử ạ?.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Giấy chứng tử được hiểu như thế nào?
Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình; người thân, người đại diện hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan; để xác định một người là đã chết, trong đó xác định các thông tin về người chết; như thời gian chết, địa điểm chết và nguyên nhân chết… Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký khai tử là Ủy ban nhân dân cấp xã đối với người Việt Nam; còn đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam; định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký khai tử thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra, giấy chứng tử còn là loại giấy tờ cần thiết; để gia đình người mất đăng ký các dịch vụ làm tang lễ như địa táng (chôn cất), hỏa táng,… Vì theo quy định của pháp luật, các nhà tang lễ trước khi tiến hành việc hỏa táng; đều phải yêu cầu gia đình cung cấp giấy chứng tử; nhằm đảm bảo các thủ tục, quy định pháp lý. Bởi người đã khuất sẽ phát sinh các mối liên quan tới quan hệ nhân thân và tài sản, quyền thừa kế,…
Thủ tục cấp giấy chứng tử
Giấy chứng tử được cấp trên cơ sở giấy báo tử và thủ tục đăng ký khai tử; tại cơ quan có thẩm quyền. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử; là một loại giấy tờ được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp người chết không có thân nhân; thì Giấy báo tử được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử; để Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử.
Sau khi có sự kiện người chết, gia đình, thân nhân hoặc cá nhân, tổ chức liên quan; báo cho cơ qua có thẩm quyền biết sự kiện này trên cơ sở đó; cơ quan này sẽ cấp cho họ Giấy báo tử. Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch; ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký; và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.
Nếu giấy chứng tử bị hư, hỏng, mất mát thì gia đình, thân nhân của người chết; hay cá nhân, tổ chức liên quan có thể yêu cầu cấp lại. Ở Việt Nam, việc cấp lại giấy khai tử quá hạn; là một trong những thủ tục được đánh giá là nhiêu khê và phiền hà. Cũng có tình trạng con cái khai tử cho cha mẹ còn sống để mở thủ tục chia di sản thừa kế; hoặc tình trạng khai tử cho người sống.
Giấy tờ thay thế giấy chứng tử
Sau đây là một số giấy tờ có thể được thay thế giấy chứng tử trong thực tế:
Lý lịch đảng viên có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Có thể nói, đây là giấy tờ có tính an toàn pháp lý cao; bởi lẽ thủ tục xem xét kết nạp Đảng rất chặt chẽ, việc khai phải đầy đủ, rõ ràng, trung thực. Ở đây không chỉ yêu cầu kê khai lý lịch về bản thân của người xin vào Đảng; mà còn cả của những người thân thích như ông bà nội ngoại, cha mẹ; vợ chồng, anh chị em ruột của người đó.
Vì vậy, người xin kết nạp Đảng phải kê khai kỹ về người thân mình; cả việc chết và mất tích của người thân, thông tin về thời gian, địa điểm chết của người đó. Lý lịch phải được thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. Do những tình tiết trong lý lịch đã được các cơ quan, tổ chức điều tra xác minh và xác nhận; công chứng viên có thể căn cứ vào giấy tờ này để xác định một người là đã chết.
Đơn xác nhận việc tử được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận
Trong đó có nội dung người thân của người chết trình bày các thông tin về địa điểm; thời gian chết và cam đoan lời khai của mình; nếu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền biết thông tin về việc tử trong đơn là đúng; thì sẽ xác nhận nội dung là đúng sự thật. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp yêu cầu đăng ký khai tử cho người chết đã quá lâu; nên cơ quan hộ tịch không có cơ sở để giải quyết, cũng không có cơ sở để từ chối và né tránh; bằng cách chứng thực chữ ký hoặc xác nhận những nội dung không liên quan đến sự kiện tử; trong đơn yêu cầu xác nhận việc tử.
Việc chứng thực chữ ký trong văn bản có nội dung trình bày; đề nghị xác nhận một người là đã chết; thì không có giá trị xác nhận một người là đã chết. Một vấn đề rủi ro nữa là nếu người viết đơn xác nhận việc tử có quan hệ thân thiết với Ủy ban nhân dân có thẩm quyền; thì việc xác nhận đơn đó có thể không chính xác vì có khả năng Ủy ban nhân dân; vì tin tưởng người đó, không kiểm tra kỹ thông tin mà vẫn ký và đóng dấu xác nhận việc tử.
Bản khai lý lịch quan hệ nhân thân trong giải quyết giao dịch dân sự về thừa kế
Trong đó người thân của người chết khai các thông tin về họ tên, năm sinh; thời điểm, địa điểm chết của người để lại di sản, thông tin về cha mẹ, vợ chồng, con… của người để lại di sản. Bản khai lý lịch có thể được xác nhận nội dung nếu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền biết rõ; và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong lý lịch.
Tuy nhiên, người khai bản khai lý lịch phải chịu trách nhiệm về nội dung; Ủy ban nhân dân chỉ chịu trách nhiệm xác nhận chữ ký trong giấy tờ, văn bản; là chữ ký của người khai, dẫn đến nếu người khai cố tình giấu giếm, lừa dối thông tin; như năm mất của người được hưởng di sản thừa kế (ví dụ ghi cha mẹ người để lại di sản chết trước); thì Ủy ban nhân dân nơi chứng thực cũng không chịu trách nhiệm. Do vậy, việc chứng thực chữ ký trong bản khai lý lịch; không phải là căn cứ để chứng minh một người đã chết.
Giấy cam kết việc tử của người thân người chết trong trường hợp không có cơ quan nào xác nhận được việc tử
Để thực hiện việc đăng ký khai tử đối với những trường hợp chết đã lâu là rất khó khăn; do sự kiện chết đã lâu, tình hình lúc đó có nhiều biến động; nên khó xác định được thời điểm, địa điểm, nguyên nhân chết; do đó, để có hướng giải quyết đối với những trường hợp người thân người chết; không thể cung cấp được các tài liệu, chứng cứ như Bộ Tư pháp hướng dẫn.
Gồm ảnh chụp bia mộ nơi an táng người đã chết, có xác nhận của Ban Quản lý nghĩa trang; và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nghĩa trang về người chết, thời điểm chết; văn bản xác nhận của người làm chứng) dù đã làm hết khả năng; có ý kiến sẽ thực hiện theo hướng linh động cho phép người dân được tự cam kết; và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những trường hợp sự việc chết xảy ra đã quá lâu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Giấy tờ thay thế giấy chứng tử” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng công ty; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn trình báo lừa đảo
- Tổ chức đánh bạc qua mạng bị phạt như thế nào
- Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy
- Mẫu đơn trình báo công an về việc bị de dọa
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký khai tử là Ủy ban nhân dân cấp xã đối với người Việt Nam, còn đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký khai tử thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, người thân, người đại diện hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan để xác định một người là đã chết, trong đó xác định các thông tin về người chết như thời gian chết, địa điểm chết và nguyên nhân chết…
Nếu giấy chứng tử bị hư, hỏng, mất mát thì gia đình, thân nhân của người chết hay cá nhân, tổ chức liên quan có thể yêu cầu cấp lại