Hiện nay, việc sử dụng giấy ủy quyền càng ngày càng phổ biến khi cuộc sống trở nên bận rộn, nhiều người không thể tự mình thực hiện các giao dịch, hợp đồng. Giấy ủy quyền có cần công chứng không theo quy định mới nhất? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy ủy quyền có cần công chứng không?
Khái niệm giấy ủy quyền hiện nay chưa được quy định cụ thể tại một văn bản nào. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến khái niệm Hợp đồng ủy quyền. Ngoài ra, các văn bản khác thường sử dụng cụm từ “văn bản ủy quyền” – không nêu cụ thể là giấy hay hợp đồng ủy quyền.
Dù vậy, không phải hoàn toàn không có văn bản pháp luật nào đề cập đến giấy ủy quyền. Trong đó, có thể kể đến:
– Khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nêu rõ:
Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
– Điểm b khoản 19 Điều 20 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định:
Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu.
Viết giấy ủy quyền có cần công chứng không?
Thực tế, giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền mà theo đó; người ủy quyền bằng hành vi đơn phương của mình thực hiện mà không cần sự đồng ý của người được ủy quyền.
Tuy nhiên, về bản chất đây vẫn được xem là một giao dịch dân sự bởi theo Điều 116 Bộ luật Dân sự; giao dịch dân sự có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh; thay đổi hoặc chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự.
Do đó; những công việc sử dụng giấy ủy quyền đều là công việc đơn giản; có thể chỉ cần một bên ủy quyền mà không yêu cầu bắt buộc phải sử dụng hợp đồng ủy quyền – loại văn bản cần có sự thỏa thuận giữa các bên.
Giấy ủy quyền cá nhân có cần công chứng không?
Giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Riêng các trường hợp phức tạp thì các bên sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Hiện nay, theo quy định của Luật Công chứng; không có thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền. Do đó; giấy ủy quyền không phải công chứng.
Tuy nhiên, điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định; các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Hướng dẫn viết giấy ủy quyền nhận tiền
Thông thường, một giấy ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung như sau:
– Về hình thức: Hình thức của giấy ủy quyền phải theo thể thức của văn bản hành chính theo quy định của pháp luật.
– Về nội dung:
+ Nội dung của giấy ủy quyền phải bình đằng, đảm bảo tính tự do, tự nguyện cam kết và thỏa thuận.
+ Nội dung ghi nhận trong giấy ủy quyền tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, không vi phạm lợi ích cộng dồng hay lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Nội dung ủy quyền phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
+ Giấy ủy quyền phải có nội dung về cam kết về trách nhiệm và chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy quyền.
Khi nào cần phải ủy quyền nhận tiền lương hưu?
Hiện nay, luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan không quy định cụ thể các trường hợp được ủy quyền nhận tiền lương hưu. Tuy nhiên, thông thường các trường hợp sau đây sẽ thực hiện thủ tục ủy quyền nhận tiền lương hưu:
– Người đang hưởng lương hưu trên 80 tuổi;
– Người đang hưởng lương hưu dưới 80 tuổi nhưng ốm đau, khó khăn trong việc đi lại;
– Người đang hưởng lương hưu bị bệnh mãn tính đang phải điều trị nội, ngoại trú;
– Người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài cư trú;
– Người đang hưởng lương hưu phải cấp hành hình phạt tù…
Với những trường hợp không thể tự đi nhận tiền lương hưu được, cá nhân đang hưởng lương hưu có thể thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác để người được ủy quyền nhận tiền lương hưu thay.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời gian đăng ký bản quyền tác giả mất bao lâu?
- Mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang mới nhất năm 2022
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Chồng chết vợ có được hưởng lương hưu của chồng
- Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn nghị định 63
- Thời điểm mở thừa kế là khi nào theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền lương”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; tìm hiểu luật bay flycam; cách lấy giấy chứng nhận độc thân, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp cần phải công chứng, chứng thực để có giá trị về mặt pháp lý.
Sau khi đã thỏa thuận xong về công việc cần thực hiện trong giấy ủy quyền và thời gian ủy quyền để nhận bằng tốt nghiệp thì cần sẽ cần có xác nhận của địa phương nơi cá nhân đang cư trú, sinh sống để xác nhận được những thong tin đã cung cấp tron giấy ủy quyền là chính xác.
Từ đó nhà trường mới có cơ sở để xem xét và giải quyết việc có cho nhận thay bằng tốt nghiệp hay không.