Giấy xác nhận gia đình khó khăn

bởi ThuHa
Giấy xác nhận gia đình khó khăn

Đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn là loại đơn được sử dụng để xác nhận thông tin về một cá nhân có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn với mục đích xin hỗ trợ về tài chính, học tập, lao động hay nghề nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định về mẫu giấy này. Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ cung cấp thông tin cụ thể về giấy xác nhận gia đình khó khăn.

Giấy xác nhận gia đình khó khăn

Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn là biểu mẫu hành chính vì thế các nội dung được trình bày rất đầy đủ. Bao gồm các thông tin sau:

Trong nội dung đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn thì có một số nội dung chính như sau:

Phần “kính gửi”: SV ghi UBND xã, phường nơi mình có hộ khẩu thường trú trước khi vào đại học.

1. Ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm, sinh.

2. Ghi rõ số nhà, ấp, xã, phường, quận, huyện, tỉnh nơi mình có hộ khẩu thường trú trước khi vào đại học.

3. Ghi rõ số nhà, đường, phường… nơi mình đang tạm trú để đi học ĐH.

4. Ghi rõ trên lớp, khóa (VD: Cơ khí K25).

5. Ghi rõ mã số sinh viên của mình.

6. Có thể để trống khi xác nhận ở địa phương. Phải ghi rõ và chính xác điểm trung bình của mình trong học kỳ được xét.

7. Đánh dấu ü vào ô tương ứng, có giấy chứng nhận (gia đình thuộc diện gì) của chính quyền địa phương càng tốt.

8. 9: Ghi đúng tuổi, chỗ ở hiện tại (nơi có hộ khẩu thường trú), nghề nghiệp. Nếu đã mất thì ghi năm và lý do mất; nếu bệnh thì ghi rõ bệnh gì, có nằm viện không? Bệnh viện nào? nếu là thương binh thì ghi rõ hạn thương binh (kèm bản sao các giấy chứng nhận nằm viện; thương binh)

10. Trình bày thêm những vấn đề của Cha, Mẹ (nếu có) gây khó khăn cho bản thân mình trong sinh hoạt và học tập như: Cha, mẹ ly thân, li dị, thường đánh nhau…

11. Ghi đúng, đủ số anh em trong gia đình. Kkể cả mình, tuổi; hoặc năm sinh của người lớn nhất và nhỏ nhật, máy trai, mấy gái.

12. Ghi rõ số người đang đi học theo từng cấp.

13. Ghi diện tích đất hiện có (VD: 2000m trồng lúa 3 vụ; 3000m trồng cây ăn trái (nhãn), 500m làm nhà ở; 10.000m dùng để cho thuê…)

14. Nếu có buôn bán thì ghi rõ buôn bán gì (tạp hoá; kim khí; điện máy; đồ gia dụng; rau cải…)

15. Ghi thu nhận bình quân của cả gia đình bao nhiêu đồng trên tháng.

16. Ghi công việc làm thêm ngoài giờ học nếu có của bản thân mình, VD: gia sư, nhân viên phục vụ quán ăn, nhà hàng, nhân viên tiếp thị…, thu nhập bao nhiêu mỗi tháng.

17. Ghi lý do xin xác nhận để làm gì, VD: bổ sung hồ sơ xin học bổng Nguyễn Trường Tộ do Trường ĐHCT cấp.

Mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn

Mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn
Giấy xác nhận gia đình khó khăn
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Giấy xác nhận gia đình khó khăn của địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19

Ngày 09 tháng 4 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Chính phủ quyết nghị thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cụ thể:

– Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19; không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không lương. Theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

– Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%. Thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hằng tháng đến người bị ngừng việc.

– Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng. Tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

– Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả một lần.

– Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả một lần.

– Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến 6/2020 và được chi trả một lần.

Ngoài ra, Nghị quyết còn quy định:

– Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.

– Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện; thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giấy xác nhận gia đình khó khăn – Tải xuống mẫu giấy mới nhất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo thương hiệu; tạm ngưng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hộ nghèo có phải là hoàn cảnh gia đình khó khăn không?

Câu trả lời là có. Đây là một trong những căn cứ để xem xét gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trẻ mồ côi có thể xin xác nhận khó khăn của xã không?

Câu trả lời là có. Trẻ mồ côi, trẻ được nuôi dưỡng tại những trung tâm bảo trợ xã hội là những đối tượng đặc biệt khó khăn và cần nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, phía xã hoàn toàn có thể xác minh và xác nhận nội dung này.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm