Chào Luật sư X, do di chuyển liên tục giữa các địa điểm khác nhau trong quá trình đi công tác nên tôi đã lạc mất giấy CMND của mình. Tôi lập tức đi làm lai thẻ tại trụ sở công an. Tuy nhiên, vì thiếu CMND nên rất bất tiện và tôi chỉ còn giữu giấy xác nhận hôn nhân. Vậy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể thay cho CMND không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì?
Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ xác định tình trạng của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, vợ hoặc chồng đã chết, là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý không thể không có (như đăng kí kết hôn, mua bán đất đai, đi lao động nước ngoài…). Ngoài ra, nó còn là văn bản do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người yêu cầu thường trú cấp.Mặc dù biết được vai trò quan trọng của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng không phải ai cũng biết điều kiện và thủ tục cấp như thế nào.
Giấy xác nhân tình trạng hôn nhân dùng để làm gì?
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay thường được gọi là Giấy xác nhận độc thân là loại giấy tờ được sử dụng để xác định tình trạng hôn nhân của một người: Đã kết hôn, chưa đăng ký kết hôn với ai, trước đây đăng ký kết hôn nhưng hiện tại đã ly hôn và hiện chưa kết hôn với ai…
Làm thủ tục đăng ký kết hôn:
Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm là điều kiện quan trọng khi nam, nữ kết hôn. Trong đó, trường hợp người đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Dùng để mua bán, chuyển nhượng đất đai:
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ những trường hợp nhất định theo quy định pháp luật. Vì thế, khi mua bán đất cần có đầy đủ chữ ký của cả vợ và chồng.
Dùng để vay vốn ngân hàng:
Ngoài mục đích sử dụng để đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận độc thân còn được sử dụng để bổ sung hồ sơ vay vốn ngân hàng. Trong đó, phải ghi rõ mục đích sử dụng dể vay vốn, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể thay cho CMND không?
Hiện nay có các loại giấy tờ sau có thể thay thế giấy CMND gồm:
– Hộ chiếu
– Thẻ căn cước công dân
– Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang
– Thẻ đại biểu quốc hội
– Thẻ nhà báo
– Thẻ đảng viên
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy
– Thẻ của uỷ ban an ninh hàng không dân dụng quốc gia
– Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Viet Nam
– Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
– Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện nội dung như sau: cơ quan xác nhận, người xác nhận;ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận); Các giấy xác nhận, chứng nhận trên có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận, chứng nhận.
Như Luật sư X đã trình bày, thì có thể thấy hiện nay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thế thay thế cho giấy CMND
Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định như sau:
– UBND cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
– Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Như vậy, việc xác nhận độc thân có thể thực hiện tại nơi đăng ký thường trú (ghi trên giấy tờ chứng thực cá nhân) hoặc nơi tạm trú (nơi làm việc, học tập, công tác) gọi chung là nơi cư trú của người xin xác nhận độc thân.
Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Tại Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình.
(2) Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu đáp ứng đủ điều kiện và việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là hợp pháp thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch UBND ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
(4) Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
(5) Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo mục (3).
(6) Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Lệ phí
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:
- UBND xã, phường, thị trấn căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.
- Trường hợp đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật thì được miễn lệ phí.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể thay cho CMND không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, có phải làm lại cccd không khi thay đổi nơi thường trú…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân ở trong nước được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú của công dân. Nếu không có nơi thường trú mà có đăng ký tạm trú thì UBND cấp xã nơi người đó tạm trú thực hiện cấp Giấy này.
Đồng thời, quy định này cũng áp dụng để cấp Giấy xác nhận cho công dân nước ngoài và người không có quốc tịch cư trú tại Việt Nam nếu có yêu cầu (Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ).
Thực tế chúng ta đã thấy Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không chỉ sử dụng cho mục đích kết hôn mà còn được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác. Ví dụ dùng trong các hoạt động mua bán bất động sản, xuất nhập cảnh, vay vốn ngân hàng, nhận nuôi con nuôi…