Hiện nay, có rất nhiều vụ án giết người ghê rợ xảy ra. điều này làm hoang mang lo sợ cho người dân. Các vụ án giết người ngày càng nhiều không có dấu hiệu giảm đi, gây ảnh hưởng rối loạn trật tự xã hội. Những hành vi không có tính người, không chỉ giết người không còn cả cả những hành vi che dấu, giấu xác người sau khi giết. Hành vi này cần phải có biện pháp xử phạt nghiêm minh, phải có giải pháp để giảm thiểu tình huống này xảy ra, khôi phục lại một xã hội văn minh. Bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ đề cập đến hình phạt của pháp luật đối với hành vi này ở bài viết “Giết người đốt xác phi tang là phạm tội gì theo quy định?”.
Căn cứ pháp lý
Giết người đốt xác phi tang là phạm tội gì theo quy định?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy vào quá trình thực hiện việc giết người mà người này sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ Điều 319 Bộ luật này quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Ngoài phạm tội giết người, người này có thể phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt do hành động đốt xác để xóa dấu vết, xâm phạm thi thể.
Các tình tiết tăng nặng khi phạm tội hình sự
Căn cứ Điều 52 Bộ luật trên được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Giấu xác sau khi giết người có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Giết người đốt xác phi tang là phạm tội gì theo quy định?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh,đổi tên giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tội giết người bị đi tù tối đa bao nhiêu năm?
- Cướp tài sản làm chết người thì có bị truy cứu hình sự tội giết người?
- Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 39 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt Tù chung thân như sau:
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Theo quy định pháp luật hình sự hiện hành thì không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là một trong những điểm thể hiện sự nhân đạo của pháp luật liên quan đến độ tuổi của người phạm tội.
Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, mặc dù thực tế chưa thực hiện giết người nhưng đe dọa thì vẫn có thể bị đi tù, mức cao nhất lên đến 07 năm tù.
Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.