Quyền khiếu nại là quyền của công dân khi cho rằng việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thỏa mãn và không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đặc biệt, đối với loại tài sản giá trị như đất đai thì ngày càng có nhiều khiếu nại của người dân về các quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi cho rằng quyền lợi của mình với loại tài sản này đang bị xâm phạm.Vậy khiếu nại về đất đai là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai?
Cùng Luật sư X tìm hiểu gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu qua bài viết dưới đây.
Quy định về khiếu nại đất đai
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại thì khiếu nại đất đai được hiểu như sau:
– Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để thực hiện quyền khiếu nại về đất đai thì người dân phải biết được ai có quyền khiếu nại (người khiếu nại), đối tượng khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cụ thể:
– Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền.
Người sử dụng đất gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Cộng đồng dân cư;
- Cơ sở tôn giáo;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như:
- Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất;
- Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất…(Khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho mà làm thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên giấy chứng nhận) mà bị từ chối, chậm thực hiện…thì có quyền khiếu nại).
- Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền tự mình viết đơn và thực hiện khiếu nại theo thủ tục quy định.
- Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).
- Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
- Uỷ quyền cho luật sư thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối tượng khiếu nại
Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai, cụ thể:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…
Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu?
Để tránh việc trả lại đơn khiếu nại thì phải xác định được chính xác thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định dưới đây:
Tên quyết định | Cơ quan thực hiện | Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu | Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai |
Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. | UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. | UBND cấp xã | Chủ tịch UBND cấp xã | Chủ tịch UBND cấp huyện |
Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. | UBND cấp tỉnh/ UBND cấp huyện (được ủy quyền) | Chủ tịch UBND cấp tỉnh/ Chủ tịch UBND cấp huyện | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. | UBND cấp tỉnh/ Sở Tài nguyên và Môi trường (được ủy quyền) | Chủ tịch UBND cấp tỉnh/ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. | UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân. | Phòng Tài nguyên và Môi trường | Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường | Chủ tịch UBND cấp huyện |
Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau. | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Căn cứ theo quy định tại (Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) và (Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại bằng một trong hai hình thức: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, cụ thể:
– Khiếu nại bằng đơn:
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:
+ Ngày, tháng, năm khiếu nại;
+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
+ Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
+ Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Khiếu nại trực tiếp:
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như hình thức khiếu nại bằng đơn.
Mời bạn xem thêm:
- MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VỚI QUY HOẠCH NGÀNH
- LUẬT CHIA ĐẤT ĐAI CHO CON KHI BỐ MẸ MẤT NHƯ THẾ NÀO?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu năm 2022?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại”.
Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai (gọi chung là thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai) không được quy định và thực hiện theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn mà được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản hướng dẫn.
Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Như vậy, quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất không có quyền khiếu nại, trừ những trường hợp sau:
Người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì:
+ Ốm đau;
+ Thiên tai;
+ Địch họa;
+ Đi công tác, học tập ở nơi xa
+ Hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.