Hàng gửi bưu điện bị lạc, trách nhiệm bồi thường quy định như thế nào?

bởi ThuHa
Hàng gửi bưu điện bị lạc, trách nhiệm bồi thường quy định như thế nào?

Xin chào Luật sư. Vừa qua tôi có gửi qua bưu điện một chiếc điện thoại cho khách hàng ở trong nước và thanh toán COD, nhưng sau tôi nghe bên Bưu điện báo là bưu phẩm này đã bị thất lạc. Trường hợp hàng gửi bưu điện bị lạc như tôi gặp phải trách nhiệm bồi thường được quy định ra sao? Việc thanh toán như thế này là phù hợp? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hàng gửi bưu điện bị lạc có được bồi thường không?

Trường hợp gửi hàng bưu điện chính là một bản hợp đồng. Bản chất là“hợp đồng vận chuyển” được xác lập giữa khách hàng và phía công ty vận chuyển. Do vậy, khi xảy ra sự cố thất lạc/mất bưu phẩm. Công ty phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường. Ghi nhận tại khoản 2 Điều 541 Bộ luật dân sự 2015: “Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất; hoặc hư hỏng”. Ở đây nguyên tắc bồi thường sẽ được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ. Không chấp nhận bồi thường đối với các trường hợp không có chứng từ chứng minh được về việc sử dụng dịch vụ với những bưu chính.

Tuy nhiên, không thực hiện việc bồi thường đối với các trường hợp ngoài hợp đồng mà các bên đã ký kết; hoặc dựa trên các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng các dịch vụ bưu chính không đảm bảo chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận. Các trường hợp không được bồi thường cụ thể:

  • Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi;
  • Người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.

Nguyên tắc bồi thường hàng gửi bưu điện bị lạc

Điều 40 Luật Bưu chính 2010. Quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

  • Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng; hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó.
  • Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng; hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế. Nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Tiền bồi thường thiệt hại là đồng Việt Nam. Việc chi trả được thực hiện một lần. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Không bồi thường thiệt hại gián tiếp; hoặc nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.
  • Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố và áp dụng. Nhưng không được thấp hơn mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Mức bồi thường thiệt hại khi hàng gửi bưu điện bị lạc

Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:

  • Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
  • Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
  • Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng….

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quy định giải đáp về việc Hàng gửi bưu điện bị lạc, trách nhiệm bồi thường quy định như thế nào? Luật Sư X mong muốn được đồng hành quý khách trong mọi khó khăn pháp lý về mặt hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý có liên quan.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Shipper tráo hàng xử phạt thế nào?

Hàng gửi bưu điện bị lạc. Trong trường hợp các shipper có hành vi lấy trộm hàng của chủ shop thì cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 bộ luật hình sự 2015, tùy vào từng mức độ, lượng tài sản chiếm đoạt có giá trị khác nhau mà khung hình phạt khác nhau: Từ cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù.

Shipper làm hỏng đồ khi vận chuyển, bắt đền ai?

– Thứ nhất, bạn hãy thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình. Theo quy định của Bộ luật dân sự về quyền được bồi thường thiệt hại của bên nhận tài sản.
– Thứ hai, bạn hãy thông báo với bên bán hàng cho bạn để xác nhận về tình trạng hàng hóa bị hư hỏng. Để bên bán hàng làm việc trực tiếp với bên vận chuyển yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

Shipper bị lừa giao hàng cấm thì có bị xử phạt hay không?

Căn cứ vào kết quả điều tra và xác minh của cơ quan điều tra. Nếu người vận chuyển được chứng minh là hoàn toàn không biết về số hàng cấm đã vận chuyển. Chỉ đơn thuần là người vận chuyển theo yêu cầu của người khác; người giao hàng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra cho thấy có liên quan đến việc giao nhận hàng cấm; hoặc không có chứng cứ cho thấy là không biết về việc có hàng cấm thì người vận chuyển có thể sẽ bị xử lý hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm