Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?

bởi Tình
Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?

Trong kinh doanh, từ chủ thể đến người tiêu dùng đều quan tâm đến vấn đề nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa. Có rất nhiều câu hỏi được gửi đến Luật sư X xoay quanh vấn đề này như: Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không? Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc? Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh là gì?

Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo quy định pháp luật, hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Khái niệm về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể thế nào là “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”. Tuy nhiên, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật thương mại 2005 và hướng dẫn cụ thể Nghị định 19/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về xuất xứ hàng hoá. Theo đó:

“Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.

Có thể hiểu hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hàng hóa không xác định được nguồn gốc của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến, sản xuất cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.

Khi kinh doanh nhập khẩu và phân phối thương mại sản phẩm thì phải có các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì sản phẩm cũng phải có chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Vì vậy, trường hợp kinh doanh hàng hóa mà khi có kiểm tra, đơn vị không xuất được các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP tùy thuộc vào giá trị hàng hóa thì sẽ bị xử phạt các mức khác nhau.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.

Đây là giấy chứng nhận được tiến hành  cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải  và  tuân thủ  đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Với mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là  cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:

(1) Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ hoặc cũng có thể là nước xuất khẩu. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ

(2) Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nội dung này thể hiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng

(3) Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu

(4) Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…..

(5) Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao gì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển

(6) Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa..

(7) Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất khẩu

Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?

Điều 33 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp sau đây:

“Điều 33. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa

1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;

b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Chính phủ quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.”

Nếu hàng hóa của bạn thuộc trường hợp trên thì bạn phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Để kinh doanh mặt hàng nhập khẩu hợp pháp, bạn phải có hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa:

  • Có hóa đơn chứng từ kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật, hóa đơn chứng từ phải là hóa đơn chứng từ hợp pháp.
  • Không nhập khẩu, phân phối hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Không sử dụng các hóa đơn chứng từ không hợp pháp. 
Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?
Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?

Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc?

Trong trường hợp bạn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

a,  Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

  • Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
  • Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
  • Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
  • Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

b, Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

c,  Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

d, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

e,  Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Hộ kinh doanh có cần chứng minh nguồn gốc hàng hóa không?”.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ giải thể công ty, tư vấn về hồ sơ giải thể công ty, thủ tục tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, giải thể doanh nghiệp, tìm hiểu về công văn tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà,… Quý khách hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ nguồn gốc hàng hóa như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa như sau:
Để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo các hình thức sau:
a) Gửi văn bản yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin.
b) Gửi văn bản yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.
c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin.
d) Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu để quan sát cơ sở sản xuất và quy trình sản xuất hàng hóa và kiểm tra chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa bao gồm các chứng từ kế toán. Việc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất chỉ được thực hiện sau khi tiến hành xác minh theo quy định tại điểm c khoản này.
d) Hình thức khác theo thỏa thuận giữa các nước thành viên.

Xử lý khác biệt hoặc sai sót nhỏ theo quy tắc xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa?

Tại Điều 29 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về xử lý khác biệt hoặc sai sót nhỏ như sau:
Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, việc phát hiện những khác biệt nhỏ như lỗi in ấn giữa thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông tin trên các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu không làm mất hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu những khác biệt này vẫn phù hợp với hàng hóa nhập khẩu trên thực tế.

Cách ghi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:
Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm