Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định năm 2022

bởi Bảo Nhi
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm quy định năm 2022

Nhà nước đã ra những quy định nghiêm ngặt về xử lý những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Khi quy định về việc xử phạt, pháp luật muốn những nhà hàng phải đầu tư thật chỉn chu về chất lượng thực phẩm mà họ kinh doanh. Vậy khi mà các nhà hàng hay chuỗi kinh doanh thực phẩm mà vi phạm về quy định an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử lý ra sao? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:

– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

– Bước 2: Nộp lệ phí.

  • Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
  • Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng.

 Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế.

– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm quy định năm 2022
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm quy định năm 2022

Tịch thu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà có vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở này có thể là tiến hành tịch thu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đơn vị bị tịch thu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nghĩa là không đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm. Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến hành xin cấp phép lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh thực phẩm như bình thường.

Xử phạt tiền đối với các đơn vị vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Với các đơn vị vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thì không chỉ bị thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà các đơn vị này còn bị phạt tiền. Số tiền phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm của cơ sở đã được quy định theo pháp luật của Nhà nước. Điều này được căn cứ theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”

Đình chỉ hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Đây là hình thức xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất. Đối với các cơ sở vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc vi phạm nhiều lần thì các cơ quan chức năng có quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm của cơ sở đó.

Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Mức phí xin cấp giấy chứng nhận VSATTP lần đầu: 150.000 đồng/1 lần.
  • Lệ phí gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/ 1 lần
  • Phí cấp giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/ chứng chỉ.

Ngoài những khoản phí trên cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm còn phải nộp thêm những khoản phí để thẩm định cơ sở, phí xét duyệt hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,… 

Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mức phí là 1 triệu đồng/lần/cơ sở.
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm có doanh thu <= 100 triệu đồng/tháng mức phí là 2 triệu đồng/lần/cơ sở.
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm có doanh thu > 100 triệu đồng/tháng mức phí là 3 triệu đồng/lần/cơ sở.
  • Các cửa hàng bán lẻ thực phẩm mức phí là 500.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Các đại lý, cửa hàng buôn bán thực phẩm mức phí 1 triệu đồng/lần/cơ sở.
  • Những cơ sở chế biến đồ ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn cung cấp từ 200 xuất, hoặc những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định mức thu sẽ là 500.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Những cơ sở chế biến đồ ăn sẵn, khách sạn, nhà hàng cung cấp từ 500 xuất mức phí 600.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Những cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, khách sạn, nhà hàng cung cấp từ 500 xuất trở lên mức phí là 700.000 đồng/lần/cơ sở.

Phí kiểm tra định kỳ những cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ : 500.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm có doanh thu <=100 triệu đồng/tháng mức phí 1 triệu đồng/lần/cơ sở.
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm có doanh thu > 100 triệu đồng/tháng mức phí 1.5 triệu đồng/lần/cơ sở.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mức phí 500.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Cơ sở kinh doanh đường phố mức phí 200.000 đồng/lần/cơ sở.

Mời các bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có làm căn cước công dân online được không… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm như thế nào?

Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Theo đó hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt này áp dụng đối với trường hợp tổ chức vi phạm (Những trường hợp nào được xem là tổ chức, xem thêm quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 115), nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ là 1/2 (điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm