Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì 2023?

bởi Trà Ly
Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì 2023?

Trong nhiều trường hợp khi công tác tại một cơ quan, đơn vị một thời gian sẽ được điều động, luân chuyển hay biệt phái sang một đơn vị, cơ quan khác để công tác. Khi muốn chuyển công tác, công chức cần nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Có nhiều công chức hiện nay có nhu cầu xin chuyển công chức nhưng lại chưa nắm rõ Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì? Để nắm được đầy đủ và chính xác Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp chuyển công tác của công chức

Các trường hợp chuyển công tác đối với công chức bao gồm: 

– Điều động công chức

– Luân chuyển công chức

– Biệt phái công chức

Hồ sơ chuyển công tác của công chức

Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Đơn xin chuyển công tác: Trong đó có chữ kí xác nhận và đóng dấu của cơ quan mà người đó đang làm việc;

– Có văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan, đơn vị mới;

– Sơ yếu lý lịch hợp lệ trong đó có dán ảnh và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan nơi đang công tác;

– Các loại văn bằng, chứng chỉ nếu có;

– Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại;

– Bản sao của quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại;

– Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao có công chứng, chứng thực.

Quy trình, thủ tục chuyển công tác của công chức

Chuyển công tác theo hình thức điều động công chức

Căn cứ Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:

– Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

– Điều kiện điều động công chức:

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

+ Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.

– Thẩm quyền điều động công chức:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

– Trình tự, thủ tục điều động công chức:

+ Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;

+ Lập danh sách công chức cần điều động;

+ Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;

+ Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.

– Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì 2023?
Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì 2023?

Chuyển công tác theo hình thức luân chuyển công chức

Căn cứ Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008; Điều 56, 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:

– Luân chuyển công chức cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

– Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức như sau:

+ Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.

+ Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.

+ Điều kiện về độ tuổi:

Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;

Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.

+ Có đủ sức khoẻ công tác.

– Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển

+ Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.

+ Trách nhiệm thực hiện:

Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;

Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;

Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;

Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;

Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;

Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.

Chuyển công tác theo hình thức biệt phái công chức

Căn cứ Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008; Khoản 1, 4, 5, 6 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:

– Biệt phái công chức là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

– Thời hạn biệt phái: Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

– Điều kiện biệt phái công chức:

+ Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

+ Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

 – Thẩm quyền biệt phái công chức:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

– Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.

– Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.

Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

– Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ chuyển công tác của công chức gồm những giấy tờ gì 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Công chứng tại nhà Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Công chức Địa chính xã có thể xin thuyên chuyển công tác từ xã này đến làm việc tại xã khác không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về thuyên chuyển công tác của công chức cấp xã:
“Điều 27. Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác
1. Đối với các công chức Văn phòng – thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (giữa 02 đơn vị cấp huyện trong cùng một cấp tỉnh) quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã ra ngoài tỉnh và từ tỉnh khác đến sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Như vậy, công chức địa chính xã muốn thuyên chuyển công tác sang đơn vị xã khác thì phải căn cứ vào quyết định điều động, tiếp nhận công chức cấp xã của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Khi hết thời gian luân chuyển công chức cấp tỉnh cần làm gì?

Tại Điều 62 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 62. Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
1. Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển đến; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Khi hết thời gian luân chuyển:
a) Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển;
b) Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá.
Theo đó sau khi hết thời gian luân chuyển thì công chức cấp tỉnh luân chuyển sẽ tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển;
Bên cạnh đó thì tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm