Thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức

bởi MinhThu
thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức

Có thể thấy công việc trong nhà nước, những cán bộ, công chức viên chức vẫn luôn có sức nặng đối với định hướng nghệ nghiệp mỗi người. Với 2 định nghĩa làm ngoài và làm nhà nước, thì làm nhà nước vẫn luôn mang lại sự ổn định và đảm bảo được những vấn đề như bảo hiểm lương hưu nên rất nhiều người mong muốn trở thành công chức viên chứ. Như vậy , thì cần pahir nắm rõ được những quy định của pháp luật không chỉ về luật lao động và còn cả liên quan đến luật cán bộ công chức và luật viên chức. Vậy hai vị trí này đổi chỗ cho nhau thì sao? Thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức như thế nào?

Ở bài viết sau, LSX sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này để các bạn nắm rõ hơn về luật công chức, luật viên chức.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Luật Cán bộ, công chức năm 2008

Luật Viên chức 2010

Nghị định số 138/2020/NĐ-CP

Công chức, viên chức là ai?

Công chức

Tại Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về công chức như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và ảnh hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh làm việc theo biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức

Điều 2, Luật Viên chức 2010 quy định về việc viên chức như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu viên chức cũng là công dân Việt Nam nhưng chỉ làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương từ quỹ lương nơi mình làm việc theo quy định của pháp luật.

thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức
thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức

Những trường hợp được chuyển từ công chức sang viên chức

Khoản 9 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức nêu rõ: Công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.

Đồng thời, quá trình cống hiến, thời gian công tác của công chức trước khi chuyển sang viên chức được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

Tại Điều 26 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có quy định về điều động công chức như sau. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể
  • Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật
  • Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Về việc điều động chuyển đổi từ công chức sang viên chức, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể mà tùy thuộc vào nhu cầu, kế hoạch phát triển của từng cơ quan, địa phương mà ban hành những quyết định riêng. Theo quy định Luật Cán bộ, công chức, điều động là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Khi đó, việc điều động công chức sang viên chức sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định. Đồng thời, công chức khi chuyển sang viên chức sẽ được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi). Lưu ý: Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được điều động.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật viên chức như sau:

  • Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;
  • Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;
  • Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
  • Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

Như vậy, theo các căn cứ nêu trên, có thể thấy, công chức có thể được chuyển sang viên chức nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức và hình thức chuyển từ công chức sang viên chức là điều động công chức.

Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Khi nào công chức không được chuyển viên chức?

Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức 2019 quy định việc chuyển từ công chức sang viên chức như sau:

Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này

Từ quy định này, có thể thấy nếu đáp ứng các điều kiện tuyển dụng viên chức thì công chức hoàn toàn được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp công chức nêu chi tiết tại Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP gồm:

  • Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
  • Người từng là công chức sau đó được chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% hoặc trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết…

Những người này phải có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó, việc đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau

  • Không kể thời gian tập sự, thử việc;
  • Nếu thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở các vị trí công tác thuộc đối tượng công chức.

Theo đó, công chức được tiếp nhận vào viên chức được quy định cụ thể gồm 02 đối tượng nêu trên. Trong khi trước đây, việc chuyển từ công chức sang viên chức ngoài quy định trên còn được thực hiện theo khoản 4 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ-CP:

Cán bộ, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức

Như vậy, trước đây ngoài hai đối tượng trên, công chức còn chuyển sang làm viên chức thông qua việc điều động và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức. Trong khi hiện nay, quy định này không còn được nêu tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP nữa.

Do đó, nếu không thuộc 02 trường hợp nêu trên, công chức sẽ không được chuyển sang viên chức theo quy định mới nhất tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Hồ sơ thực hiện chuyển từ công chức sang viên chức bao gồm những gì?

  • Đơn xin chuyển công tác do cán bộ, công chức tự viết, tự nguyện làm việc lâu dài tại nơi xin chuyển đến; có ý kiến của cơ quan chủ quản (xác nhận vị trí công tác hiện nay, đồng thuận cho chuyển công tác theo nguyện vọng).
  • Văn bản của cơ quan, đơn vị đồng ý tiếp nhận hoặc đồng ý cho chuyển công tác.
  • Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008) có dán ảnh 3×4, do cán bộ khai và được cấp quản lý cán bộ xác nhận.
  • Các bản sao có công chứng: văn bằng, chứng chỉ, Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, diễn biến lương và văn bản khác theo yêu cầu (khi cần thiết).
  • Phiếu đánh giá cán bộ, công chức hai năm trước liền kề.

Các trường hợp chuyển từ công chức sang viên chức

Điều động công chức trong biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố

Do nguyện vọng công chức

(1) Công chức có đơn xin chuyển công tác; cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản.

(2) Cơ quan tiếp nhận công chức có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).

(3) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì ban hành quyết định điều động công chức.

Do nhu cầu của tổ chức

(1) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản gửi cơ quan chủ quản công chức.

(2) Cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi cơ quan tiếp nhận công chức.

(3) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản đề nghị gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).

(4) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì ban hành quyết định điều động công chức.

Điều động công chức từ biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố về khối chính quyền

Do nguyện vọng công chức

(1) Công chức có đơn xin chuyển công tác; cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản.

(2) Cơ quan tiếp nhận có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Sở Nội vụ (kèm theo hồ sơ).

(3) Sở Nội vụ xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy ra quyết định điều động công chức.

(4) Ban Tổ chức Thành ủy nếu thống nhất thì ban hành quyết định điều động công chức.

Do nhu cầu của tổ chức

(1) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản gửi cơ quan chủ quản công chức.

(2) Cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi cơ quan tiếp nhận công chức.

(3) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản đề nghị gửi Sở Nội vụ (kèm theo hồ sơ).

(4) Sở Nội vụ xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy ra quyết định điều động công chức.

(5) Ban Tổ chức Thành ủy nếu thống nhất thì ban hành quyết định điều động công chức.

Tiếp nhận công chức từ khối chính quyền về biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố

Do nguyện vọng công chức

(1) Công chức có đơn xin chuyển công tác; cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản.

(2) Cơ quan tiếp nhận có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).

(3) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Sở Nội vụ ra quyết định điều động công chức.

(4) Ban Tổ chức Thành ủy ban hành quyết định tiếp nhận và điều động công chức.

Do nhu cầu của tổ chức

(1) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản gửi cơ quan chủ quản công chức.

(2) Cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi cơ quan tiếp nhận công chức.

(3) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản đề nghị gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).

(4) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Sở Nội vụ ra quyết định điều động công chức.

(5) Ban Tổ chức Thành ủy ban hành quyết định tiếp nhận và điều động công chức.

Như vậy, ngoài việc viên chức được chuyển sang công chức thì cũng có những trường hợp công chức được chuyển sang viên chức khi có đủ những điều kiện và thuộc trường hợp được phép chuyển.

Thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Sơ yếu lý lịch viên chức (lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác);
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ);
  • Bản tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

Bước 2: Xem xét tiếp nhận vào viên chức

  • Xem xét tiếp nhận người đang là cán bộ, công chức cấp xã vào làm viên chức không giữ chức vụ quản lý: Phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhằm:

Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận.

  • Xem xét tiếp nhận bổ nhiệm làm viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập: Không phải thực hiện quy trình như bước 02 nêu trên nhưng những đối tượng này phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm. Trong đó, quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào viên chức.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chuyển sang viên chức, công chức cần bằng đại học không?

Theo phân tích ở trên, chỉ trong 02 trường hợp công chức được tiếp nhận vào làm viên chức. Trong đó, thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào viên chức được nêu tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 115/2020 gồm:
Sơ yếu lý lịch viên chức, lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Có thể thấy, về điều kiện văn bằng, chứng chỉ, quy định trên chỉ yêu cầu “các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển” mà không yêu cầu rõ người được tiếp nhận vào viên chức phải có bằng đại học.

Về chế độ lương khi chuyển từ công chức sang viên chức

Khoản 3 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định:
“Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức khi bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch được bổ nhiệm; đồng thời được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Vì bạn không nói rõ khi được điều động xuống một trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cắm ở huyện thì bạn có chức danh gì nên nếu khi trở thành công chức, bạn vẫn được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm; được hưởng chế độ chính sách đối với công chức mà không bị hạ hệ số. Ngược lại, nếu bạn giữ vị trí tương ứng vói ngạch viên chức thì bạn chỉ được hưởng lương theo ngạch viên chức.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm