Xin chào Luật sư, hiện nay Việt Nam đang nằm trong danh sách những đất nước thu hút nhiều khách du lịch từ khách nước ngoài lẫn trong nước, nhận thấy tiềm năng phát triển của kinh doanh lữ hành nên tôi muốn mở kinh doanh nên tôi cũng muốn thử sức ở lĩnh vực này. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cần chuẩn bị những gì? Thủ tục ra sao? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật du lịch 2017
Kinh doanh lữ hành nội địa là gì được hiểu là gì?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 Điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam
Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Nó được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch; ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
Tiền ký quỹ trong kinh doanh là số tiền Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ khi có ý định thành lập đối với những ngành nghề pháp luật quy định về số tiền ký quỹ. Pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp sử dụng tiền ký quỹ này trên thực tế.
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là một loại giấy tờ mà chỉ khi doanh nghiệp được cấp thì mới có thể thực hiện tổ chức tour du lịch trong nước phục vụ cho khách Việt Nam tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty có vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được cấp theo quy định của Luật du lịch 2017.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đang ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng. Đây là điểm mới mà Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
- Quản trị du lịch MICE
- Đại lý lữ hành
- Hướng dẫn du lịch
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
- Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch
Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:
- Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luậtliên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
- Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
- Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành do ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ cấp.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng; chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa). Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023
Để thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp phép
Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ lưu tại doanh nghiệp) theo danh mục chúng tôi hướng dẫn phía trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp phép và nộp lệ phí
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức sau:
Mang hồ sơ đến nộp trực tiếp.
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Nộp qua cổng dịch vụ công của tỉnh (hiện nay chỉ có một số địa phương có dịch vụ này nên cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện).
Mức lệ phí doanh nghiệp phải nộp để cấp giấy phép là 3.000.000 đồng/giấy phép
Bước 3: Cấp phép
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi hoàn tất các quy trình trên, kết quả doanh nghiệp nhận được là giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (giấy phép lữ hành nội địa).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay bao gồm kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch phục vụ cho khách du lịch nội địa.
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Theo Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành của tác giả Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương thì phân loại kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
– Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm: kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.
– Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Theo quy định của Luật du lịch 2005 cũ, thì kinh doanh dịch vụ lữ hành có các loại:
– Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam
– Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
– Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
– Kinh doanh lữ hành nội địa
Theo quy định của Luật Du lịch 2017 hiện hành, thì kinh doanh dịch vụ lữ hành có các loại:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có các đặc điểm sau:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính chất phi vật chất: Sản phẩm của dịch vụ lữ hành là chương trình du lịch, gồm một hoặc một chuỗi các dịch vụ phục vụ cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là một ngành nghề trung gian. Hoạt động kinh doanh lữ hành thực hiện ba chức năng, (i) thông tin cho khách du lịch và bên cung ứng dịch vụ, (ii) tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và (iii) cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và bên cung ứng.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính chất tổng hợp: Sản phẩm của dịch vụ lữ hành là chương trình du lịch, là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển hành khách, dịch vụ tham quan mua sắm,…
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính thời vụ và dễ bị tác động: Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính thời vụ cao và luôn dễ bị biến động bởi các tác nhân như kinh tế, chính trị, tôn giáo, thời tiết, nhu cầu du lịch,…. Do tính chất thời vụ và dễ bị tác động, các dịch vụ luôn đa dạng và cập nhật liên tục, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch dưới những tác động bên ngoài.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính quốc tế: Các hoạt động du lịch – lữ hành xuyên quốc gia đang trở nên phổ biến nhờ tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa. Khách du lịch trong nước có nhu cầu đi du lịch ở nước ngoài và người lại khách du lịch nước ngoài có nhu cầu du lịch tại Việt Nam.